CAMBODIA
PHNOM PENH (thành phố)
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Tham quan » Điểm đến khác
02/06/2014
PHNOM PENH - THÀNH PHỐ BỐN MẶT (CAMPUCHIA)
Phnom Penh hay còn gọi Nam Vang là thành phố lớn nhất tại Trung Nam Campuchia, trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại của Vương quốc Campuchia ngày nay. Do nằm tại nơi các dòng sông Mekong, Bassac, Tonle Sap chảy qua tạo thành bốn ngả sông nên đã có thời thành phố này mang tên Krong Chaktomuk, theo tên gọi tắt sắc phong “Chaktomuk Mongkol Sakal Kampuchea Thipadei Sereythor Inthabot Borei Roth Reach Seima Maha Nokor” của vua Ponhea Yat ban cho thị trấn này, có nghĩa là “Thị trấn bốn mặt”.
Thành phố Phnom Penh – Ảnh: nguồn travelingeast.com
NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ…
Được hình thành từ thế kỷ XIV, tên gọi Phnom Penh gắn liền với truyền thuyết về ngôi chùa Wat Phnom nổi tiếng. Theo truyền thuyết, vào năm 1372 khi vùng đất này còn là một đầm lầy với ngôi làng nhỏ sống bằng nghề chài lưới, một hôm sau trận lũ khủng khiếp, có người đàn bà tên Penh (Daun Penh) đã phát hiện cây bồ đề trôi dạt ngoài bãi sông, bên trong ruột cây rỗng có 4 bức tượng Phật bằng gỗ. Bà Penh đã huy động dân chúng cùng nhau đắp một quả đồi (phnom) nhỏ để xây ngôi chùa (wat) nhỏ thờ 4 pho tượng Phật. Ngôi chùa này về sau được gọi là Wat Phnom.
Wat Phnom, khởi nguồn thành phố phnom penh – Ảnh: nguồn dulichviet.com.vn
Huyền thoại về 4 pho tượng Phật linh thiêng tại Wat Phnom đã thu hút ngày càng đông cư dân về quần tụ quanh ngôi chùa, là tiền thân cộng đồng cư dân của thủ đô Phnom Penh ngày nay. Năm 1422, sau khi từ bỏ Angkor Thom bị quân Xiêm chiếm cứ, vua Ponhea Yat đã di tản về hướng Đông Nam xa xôi và tìm thấy vùng đất này với 5 ngọn tháp - dấu hiệu an bình để định đô. Nhà vua đã đặt tên cho kinh đô mới là Phnom Penh (vùng đất của bà Penh) để ghi nhớ công lao của bà Penh. Tuy các vua đời sau đã có vài lần di dời thủ đô nhưng với vị trí địa lý thuận lợi, cuối cùng Phnom Penh cũng đã được chọn lựa làm kinh đô lâu dài của Vương quốc Campuchia từ năm 1886 dưới triều vua Norodom I.
Cung điện Hoàng gia Campuchia – Ảnh: nguồn vietravelmedia.com
Trong những năm 1880, các kiến trúc sư người Pháp đã quy hoạch đô thị Phnom Penh, xây dựng đường xá, cao ốc, bến cảng… song song với việc đào kênh nhằm kiểm soát lũ lụt trong mùa nước nổi. Với quy hoạch hợp lý, Phnom Penh những năm 20 của thế kỷ XX từng được đánh giá là thành phố đẹp nhất Đông Dương.
Trung tâm Phnom Penh nhìn từ máy bay – Ảnh: Michel Igout (Phnom Penh, xưa và nay - thập niên 1930)
Khi cuộc xung đột vũ trang tại Việt Nam lan rộng trong những năm 60 của thế kỷ XX, nền an ninh của quốc gia Campuchia đã bị nhiều ảnh hưởng. Trong suốt những năm đầu thập kỷ 70, các thế lực đối nghịch liên tục tranh giành quyền lực, vô hình trung đẩy đất nước vào xung đột. Ngày 17-4-1975, lực lượng Khmer Đỏ đã làm chủ đất nước Campuchia. Chỉ 3 giờ sau khi kiểm soát thành phố, Khmer Đỏ đã bắt đầu thực hiện chính sách hà khắc vô nhân, buộc toàn bộ cư dân Phnom Penh phải di tản ra khỏi thành phố và tra tấn, giết người hàng loạt, mở ra một chương mới với thời kỳ diệt chủng đen tối trong lịch sử Campuchia…
Hình ảnh nhói lòng tại khu tưởng niệm Cánh đồng Chết – Ảnh: nguồn tabletmag.com
Với ý thức “môi hở răng lạnh”, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện làm nghĩa vụ quốc tế, và đã giải phóng Phnom Penh thoát khỏi sự cai trị bạo tàn của Khmer Đỏ từ ngày 7-1-1979. Người dân Phnom Penh lại có cơ hội quay về chung tay xây dựng thủ đô. Từ một thành phố chết ngày nào, Phnom Penh ngày nay đã thực sự hồi sinh với nhịp sống mới năng động. Điểm đáng trân trọng là dù trải qua bao hoàn cảnh khó khăn, người dân Phnom Penh vẫn giữ được nụ cười hồn nhiên trên môi - một dấu hiệu biểu tỏ sự lạc quan và niềm tự hào của một dân tộc chưa hề biết ngán ngại trước bất cứ trở lực nào…
PHNOM PENH HẤP DẪN KHÁCH DU LỊCH
Là thủ đô kế thừa của Vương quốc Phù Nam một thời hưng thịnh, Phnom Penh có nhiều điểm đến lý thú. Từ Cung điện Hoàng gia với điện Khemarian - nơi Quốc vương Norodom Sihamoni đang ở và làm việc, chùa Bạc - chùa Vàng hay Phật Ngọc Lục Bảo, Bảo tàng Quốc gia Campuchia… đến Wat Phnom, Quảng trường Ngả Tư sông mang dấu ấn lịch sử. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều điểm thu hút khách du lịch như đài Độc lập, tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Naga World Casino lớn nhất Campuchia và đẹp nhất Đông Nam Á, Bảo tàng Tội ác diệt chủng Toul Sleng cùng với Choeung Ek (Cánh đồng Chết) cách Phnom Penh chừng 15km - hai nơi tưởng niệm những nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ, ghi dấu những hành động man rợ và tội ác được đẩy đến tột cùng…
Đài Độc lập – Ảnh: nguồn vemaybayonline.net.vn
Cũng từ di chứng của thời kỳ diệt chủng (?), những cư dân bên dòng sông Mekong đã vớt được dưới lòng sông cách nơi ở của mình không xa 2 bức tượng Đức Mẹ (tượng Đức Mẹ Vô nhiễm cao 1,5m ngày 16-4-2008, tượng Đức Mẹ bồng Chúa cao 2,3m ngày 19-11-2012) và đưa về thờ kính tại nhà thờ họ đạo Arey Khsath - Bãi Cãi (huyện Lvea Aem - tỉnh Candal, ngay bến phà và đối diện Naga World Casino bên kia sông). Tiếng lành về Đức Mẹ Mekong linh thiêng cùng những phước lành Người ban cho những ai thành tâm cầu xin đã thu hút nhiều khách hành hương không phân biệt tín ngưỡng về đây cầu nguyện và xin ơn…
Hai bức tượng Đức Mẹ vớt từ lòng sông Mekong – Ảnh: Mk. Thành
Phnom Penh có rất nhiều chợ, siêu thị hay trung tâm mua sắm với đủ mặt hàng từ bình dân đến cao cấp. Nằm khá gần nhau có chợ Mới (Phsar Thmey - đường 128) hay còn gọi là chợ Trung tâm, chợ Nga (Russian - đường 163), chợ Olympic (đường 286), chợ Cây Tre (Phsar Orussy - đường 141), Trung tâm thương mại Sorya (đường 63)… Ngoài ra còn có chợ Kanda nằm gần khu vực phố Tây mới (khu vực Sisowath Quay), chợ đêm Phsar Reatrey nằm ở đoạn giao giữa Sisowath Quay với đường Oknha Ing Bun Hoaw, siêu thị Lucky, siêu thị Wexport… Do thuế nhập khẩu các loại hàng hóa vào Campuchia không quá cao, thị trường còn thiếu minh bạch lại giám sát lỏng lẻo tạo kẻ hở cho hàng trốn lậu thuế dễ dàng du nhập, Phnom Penh trở thành hứa địa của hàng hiệu giá rẻ. Nơi đây cũng được ví như một trung tâm thương mại “đường phố” với đủ loại hàng hóa đã qua sử dụng, hấp dẫn nhiều giới thích du lịch mua sắm và sưu tầm hàng “độc”…
Khu vực Chợ Trung tâm – Ảnh: nguồn everyday.com.kh
Tại thành phố Phnom Penh hiện diện nhiều món ẩm thực độc đáo của xứ sở Chùa Tháp, từ các loại côn trùng chiên giòn như dế, cào cào, nhện, bò cạp, điên điển, cà cuống, mối… đến các loại khô như cá tra lăn phồng (còn gọi là cá leo), cá kết, cá lóc, cá hong khói, trứng cá muối…, các món lạp xưởng heo, bò… Du khách thích thưởng ẩm có thể sà ngay vào những quán cóc ven đường - nơi trải sẵn chiếu hoa đón khách, để nhâm nhi các món đặc sản Campuchia cùng với bia Angkor hoặc Pochentong (nước thốt nốt chua), ngắm nhìn thiên hạ dập dìu trên đường phố…
Những món ăn… đáng sợ – Ảnh: nguồn dulichcampuchiadunggia.com
● ● ●
Phnom Penh ngày nay đang dần thay da đổi thịt với diện tích được mở rộng 678,46km², nhiều trung tâm thương mại với người mua kẻ bán tấp nập, nhiều công trình kiến trúc hiện đại đã hoặc đang được xây dựng làm thay đổi nhanh chóng diện mạo thành phố, xứng tầm là thủ đô của một đất nước có bề dày lịch sử với dân số 2.234.566 người theo thống kê năm 2011. Đối với du khách thích khám phá các nền văn hóa, chuyến lữ hành đến Phnom Penh sẽ là một lựa chọn đúng đắn, bởi nơi đây kết hợp thú vị giữa những kiến tạo của thiên nhiên và công sức sáng tạo của con người, giữa quá khứ với hiện tại và giữa hiện tại với tương lai…
Mai Kim Thành (Tổng hợp)
Dòng thời sự
- LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2023 - BÌNH THUẬN - HỘI TỤ XANH
(02/01/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI