Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

HÀ NỘI


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm đến khác

10/10/2010

CẦU LONG BIÊN


Cầu Long Biên là chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối thị trấn Gia Lâm với nội thành Hà Nội tại đường Trần Nhật Duật thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, cách trung tâm Hà Nội 1,6km về hướng Bắc. Cầu được khởi công từ năm 1898 và khánh thành vào tháng 2 năm 1902 với sự chứng kiến của vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cầu được đặt tên là Doumer và đến sau ngày cách mạng tháng 8 năm 1945 được đổi tên thành Long Biên. Ngoài phần cầu chính với chiều dài 1.681m gồm 19 nhịp cầu, còn có phần cầu dẫn dài 596m với 125 vòm cho tàu hỏa đi về ga Hà Nội và ngược lại. Ban đầu cầu chỉ có lòng rộng 4,75m dành cho tàu hỏa, đến khoảng năm 1922 - 1923 cầu đã được thiết kế thêm phần đường dành cho xe ô tô rộng 2,2m mỗi bên.

a

Cầu Long Biên -- Ảnh: H. THƯƠNG (thethaovanhoa.vn – 19.6.2019)

Trong những năm Mỹ đánh phá miền Bắc bằng không quân (1965-1972), cầu đã trở thành mục tiêu và đã 14 lần bị tấn công với nhiều thiệt hại nặng nề, nhiều nhịp cầu bị cắt đứt; đến sau Hiệp định Paris 1973, cầu mới được sửa chữa lớn.

Ngày nay khi cầu Thăng Long và Chương Dương được xây dựng, cầu chỉ còn sử dụng cho tàu hỏa, khách bộ hành và các loại xe không động cơ lưu thông. Trong tương lai khi tuyến đường sắt được chuyển qua cầu Thăng Long, cái tên “Long Biên” có lẽ chỉ còn là hoài niệm.

Mai Kim Thành

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành