VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
BÌNH PHƯỚC
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội
27/06/2013
TẾT MỪNG LÚA MỚI CỦA NGƯỜI M’NÔNG Ở BÌNH PHƯỚC
Trong đại gia đình Việt Nam hiện nay có đến 54 dân tộc cùng chung sống. Do điều kiện lịch sử, truyền thống mà mỗi dân tộc đều có những nếp văn hóa đặc trưng được biểu hiện qua các phong tục, tập quán hay sinh hoạt lễ hội khá phong phú và đặc sắc… Chỉ riêng dân tộc M’Nông, đã có đến 16 nhóm địa phương trong đó 3 nhóm M’Nông Đíp, M’Nông Biat, M’Nông Bu Dêh có mặt ở tỉnh Bình Phước.
THỬ TÌM HIỂU DÂN TỘC M’NÔNG
Là lớp cư dân bản địa ở Việt Nam được công nhận, M’Nông là một trong số 54 dân tộc chính thức của Việt Nam. Trong quá trình phát triển, do địa bàn cư trú phân tán trên vùng núi rừng hiểm trở thuộc các huyện miền núi Tây Nam các tỉnh Dak Lak, Dak Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Quảng Nam và việc giao lưu khó khăn giữa các vùng đã phân chia cư dân M’Nông thành nhiều nhóm địa phương khác nhau.
Thanh niên M’Nông – Ảnh: nguồn sinhvienbinhphuoc.vicongdong.vn
Hiện có 16 nhóm M’Nông gồm M’Nông Gar, M’Nông Nong, M’Nông Kuênh, M’Nông Preh, M’Nông Prâng, M’Nông Rlăm, M’Nông Bu-dâng, M’Nông Chil, M’Nông Bu Nor, M’Nông Din Bri, M’Nông Đíp, M’Nông Biat, M’Nông Bu Dêh, M’Nông Si Tô, M’Nông Káh và M’Nông Phê Dâm với dân số tính đến 1-4-2009 là 102.741 người. Ngoài ra còn phải kể đến một số nhóm M’Nông khác cư trú ở Campuchia như M’Nông Rơ Đe, M’Nông R’ông, M’Nông K’Ziêng…
Phụ nữ M’Nông – Ảnh: nguồn Cinet.vn
Người M’Nông thuộc nhóm nhân chủng Indonesien, có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, môi hơi dày, râu thưa, mắt nâu đen, tóc đen, thẳng, nhiều người có tóc uốn… Ngôn ngữ sử dụng của họ thuộc nhóm Môn-Khmer miền núi phía Nam nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định từ tiếng Chăm, Giarai là những ngôn ngữ thuộc nhóm Malay-Polynesia. Tuy người M’Nông theo chế độ mẫu hệ và trong gia đình người vợ giữ vai trò chính nhưng không vì thế mà vai trò người chồng bị xem nhẹ, trái lại họ biết sống tôn trọng lẫn nhau. Con cái sinh ra đều mang họ mẹ.
Người già M’Nông – Ảnh: nguồn diadanh.vn
Là cư dân nông nghiệp lâu đời, phương thức phát rừng làm rẫy vẫn chiếm vị trí trọng yếu trong sinh hoạt kinh tế truyền thống của người M’Nông. Cây lương thực chính của họ là lúa tẻ, còn lúa nếp tuy cũng được gieo trồng nhưng với số lượng không đáng kể. Ngoài lúa, người M’Nông còn trồng thêm ngô, khoai, sắn trên rẫy làm lương thực phụ và dùng cho chăn nuôi. Những con vật nuôi thông thường ở trong các gia đình là trâu, chó, dê, heo, gà… nhưng chủ yếu là để dùng vào các lễ hiến sinh. Phụ nữ M’Nông cũng biết dệt vải sợi bông và đàn ông M’Nông cũng biết đan lát các dụng cụ như gùi, giỏ, mùng… nhưng các nghề thủ công của họ không được phát triển thành nghề nghiệp chính.
Một nhạc cụ độc đáo của người M’Nông – Ảnh: nguồn vietnamplus.vn
Nền văn hóa nghệ thuật của người M’Nông được lưu truyền qua các thế hệ, chủ yếu là do truyền khẩu. Văn học truyền khẩu của người M’Nông ngoài dân ca và truyện cổ còn có ca dao và tục ngữ. Kho tàng truyện cổ M’Nông bao gồm những thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, thế sự… phản ảnh quá khứ và nhận thức của con người về vũ trụ và nhân sinh, đồng thời cũng để lại nhiếu dấu ấn về hoạt động của con người trong xã hội xưa. Đặc biệt dân ca M’Nông giàu chất trữ tình và dễ hát, các âm điệu thường được lặp lại nhiều lần trong một bài có điều tiết tăng, giảm nhịp để tạo nên những âm thanh trầm bổng…
TẾT MỪNG LÚA MỚI CỦA NGƯỜI M’NÔNG Ở BÌNH PHƯỚC
Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có các nhóm M’Nông Đíp, M’Nông Biat và M’Nông Bu Dêh cư trú. Không như nhiều nhóm M’Nông ở các địa phương khác, người M’Nông ở Bình Phước không có lệ ăn tết cổ truyền cùng với người Kinh mà chỉ tổ chức lễ Tết mừng lúa mới hay còn gọi “Lễ Cơm mới” vào đầu vụ thu hoạch, sớm hay muộn là tùy vào mùa lúa chín (thường vào cuối tháng 7 hay đầu tháng 8). Việc ăn tết có nơi kéo dài cả tháng, lần lượt từ nhà nọ đến nhà kia.
Tết mừng lúa mới của người M’Nông – Ảnh: nguồn Uc24h.com
Vì là một dịp lễ quan trọng, việc chuẩn bị được bắt đầu ngay từ ngày đầu tra hạt. Các gia đình thường chuẩn bị từ 2 đến 7 chóe rượu cần tùy điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và nuôi gà hoặc heo chờ ngày lúa chín. Gần đến ngày thu hoạch lúa, những chóe rượu cần qúy nhất sẽ được xếp hàng dãy dọc giữa nhà. Những cây cần đã được làm thêm để tiếp nhiều khách đến thưởng thức chất men rượu thơm nồng của rượu cần M’Nông. Bộ chiêng với nhiều kích cỡ cũng được đem ra kỳ cọ và đánh thử để kiểm tra âm thanh. Nếu gặp vụ mùa bội thu, có đến hàng trăm gùi lúa thì người M’Nông còn làm thêm cả kèn Riết, chuẩn bị hội đâm trâu để hiến tạ thần linh và ăn mừng.
Kèn thiêng Riết của người M’Nông – Ảnh nguồn Danviet.vn
Trong quan niệm của người M’Nông, thần Lúa là linh hồn của mọi vật, là vị thần đáng tôn thờ nhất. Vào dịp tết mừng lúa mới, người M’Nông sẽ trang trí kho lúa bằng các loại cây hoa, được làm từ những que tre vót thành nhiều cành tượng trưng hình bông lúa, gọi là “Hừn du”. Theo cách nghĩ mộc mạc của người M’Nông, với cách trang trí này có thể hấp dẫn, lưu giữ hồn lúa ở trong kho.
Điệu múa của người M’Nông – Ảnh: nguồn langvietonline.vn
Khi lúa chín, các nghi lễ cúng lúa sẽ rộn lên trong các gia đình. Từ lễ tuốt lúa đến cúng hồn lúa từ rẫy về kho sẽ được tổ chức nhộn nhịp. Nếu vụ lúa của chủ nhà nào chín rộ thì mọi người sẽ cùng đi tuốt hộ. Số thóc thu hoạch sẽ được chia làm ba: một phần để ăn, một phần để sắm đồ đạc, một phần dành cho trâu cùng những con vật đã có công với người làm ra hạt lúa.
Uống rượu cần trong lễ Tết mừng lúa mới – Ảnh: Thanh Hài (TTXVN)
Lễ Tết mừng lúa mới được tổ chức ngay tại rẫy. Thịt, rượu, cơm được bày ra để cúng Giàng. Khi lễ tế kết thúc, mỗi người ra về đều tuốt một nắm lúa đem bỏ vào trong bồ gọi là “rước thần Lúa về nhà”. Việc rước thần từ rẫy về nhà là để thần gìn giữ, phù hộ cho gia đình chứ không thể để thần “bơ vơ” ngoài rẫy hoang vắng được.
Lễ Tết mừng lúa mới – Ảnh: nguồn dukhach.binhphuoc.gov.vn
Sau khi hoàn tất các nghi thức, những người tham dự sẽ chúc chủ nhà những điều tốt lành (tựa những lời chúc Tết của người Kinh). Lúc này chủ nhà sẽ rót rượu mời, cám ơn từng người, rồi tất cả quây quần quanh đống lửa giữa sân uống rượu cần và ăn thịt nướng. Khi đã no say, chiêng, cồng bắt đầu nổi lên, cả tập thể múa, nhảy hát cho tới khuya, có khi tới sáng mới nghỉ…
● ● ●
M’Nông là một dân tộc giàu truyền thống, với nhiều lễ hội được diễn ra quanh năm. Ngoài Tết mừng lúa mới được xem là lễ hội chính, người M’Nông còn nhiều lễ hội lý thú hấp dẫn khách tham quan tìm hiểu như lễ mừng thọ, lễ cúng bến nước, nghi lễ vòng đời người, nghi lễ vòng cây trồng…
Thiếu nữ M’Nông lấy nước trong lễ cúng bến nước – Ảnh: nguồn travelvietnamtour.blogspot.com
Về Bình Phước đúng vào mùa lễ Tết mừng lúa mới của bà con M’Nông, du khách hãy dành cho gia chủ những lời cầu chúc tốt lành nhất. Chắc chắn bạn sẽ được mời quây quần quanh đống lửa ăn mừng thành quả công sức lao động của họ. Những điệu múa hòa nhịp cùng tiếng cồng, chiêng, được thăng hoa bởi men rượu cần M’Nông nồng say chếnh choáng sẽ là kỷ niệm khó quên về một lễ hội độc đáo và đầy màu sắc văn hóa này.
Mai Kim Thành (Tổng hợp)
Dòng thời sự
- FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024
(02/12/2024) - LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn