Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

ĐIỆN BIÊN


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Di tích - Bảo tàng

19/05/2012

TỪ ÉLIANE 2 ĐẾN ĐỒI A1 (ĐIỆN BIÊN PHỦ)


Nằm về phía Đông Điện Biên Phủ (nay thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) và trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, A1 là tên một ngọn đồi chiến lược hình bầu dục, cao hơn mặt đất 49m với chiều dài 200m và rộng 80m. Nơi đây có đỉnh Tây Bắc cao hơn 490m và đỉnh Đông Nam cao hơn 493m so với mực nước biển. Tên A1 là ký hiệu do Quân đội Việt Nam đặt, còn người Pháp gọi nơi đây là Éliane 2.

Di tích lịch sử đồi A1  

Di tích lịch sử đồi A1 – Ảnh Nguyễn Hữu Trọng (Nguyenhuutrong.com)

Đồi Éliane 2 là một trong các điểm cao quan trọng nhất của dãy đồi phía Đông, có tác dụng che sườn cho phân khu Đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong che chắn và bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Đây là một cứ điểm cũ, trước kia cả Pháp và Nhật đều đã chiếm đóng và xây dựng một số cơ sở hạ tầng, vì vậy khi tái chiếm Điện Biên Phủ người Pháp đã củng cố Éliane 2 thành cứ điểm quan trọng, trung tâm đề kháng mạnh nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp.

Hầm chỉ huy kiên cố nhất của cứ điểm A1  

Hầm chỉ huy kiên cố nhất của cứ điểm A1 – Ảnh: Minh Đức (tienphong.vn – 7.5.2012)

Để thực hiện ý đồ này, người Pháp đã tiến hành cải tạo, phá các tầng trên làm giảm bớt các mục tiêu lộ diện và vận dụng các hầm nhà cũ biến thành các hầm ngầm cố thủ, trong đó có hầm dưới nền nhà viên quan năm Pháp trước đây xây bằng đá tương đối vững chắc, có thể chịu đựng các loại bom nhẹ từ 25kg trở xuống được người Pháp sử dụng làm hầm cố thủ và đặt chỉ huy sở tiểu đoàn. Người Pháp còn cấu trúc lại toàn bộ cứ điểm theo kiểu công sự dã chiến khá kiên cố, kết hợp với địa hình là hệ thống giao thông hào nối liền các lô cốt, ụ súng hay hố chiến đấu cá nhân làm thành những tuyến phòng ngự liên hoàn và chắc chắn.

Đường hầm của quân đội Pháp  

Đường hầm của quân đội Pháp – Ảnh: Minh Đức (tienphong.vn – 7.5.2012)

Bên cạnh các giao thông hào lộ thiên, người Pháp còn đào những đoạn giao thông hào ngầm có nắp tương đối dày có thể chịu đựng được đạn cối 81, 82mm để bí mật cơ động lực lượng khi cần thiết. Ngoài ra còn một số ụ vệ tinh ở các địa hình nhô ra tạo thành những điểm hỏa lực bắn chéo, lướt sườn kết hợp với hỏa lực chính diện, lô cốt cây đa cụt “ụ thằng người” về phía Tây Nam nằm nhô hẳn ra ngoài có phạm vi kiểm soát hỏa lực rất rộng…, đặc biệt giao thông hào nối liền với A3 và khu Mường Thanh tạo thành một đường hành quân kín đáo có thể tiến hành phản xung phong bất cứ lúc nào. Để bảo vệ cứ điểm này đến cùng, người Pháp đã liên tục tăng viện những lực lượng mạnh nhất và hỗ trợ tối đa hỏa lực cho cứ điểm Éliane 2.

Hào chi viện lương thực của quân đội Pháp  

Hào chi viện lương thực của quân đội Pháp – Ảnh: Minh Đức (tienphong.vn – 7.5.2012)

Tuy A1 chỉ là một ngọn đồi nhỏ nhưng tại đây đã diễn ra gần 40 cuộc giằng co quyết liệt giữa bộ đội Việt Nam và binh sĩ thực dân Pháp. Bắt đầu từ 17 giờ ngày 30-3-1954 đến sáng hôm sau, các đơn vị thuộc hai trung đoàn 174 và 102 Việt Nam đã phối thuộc tấn công và chiếm lĩnh được 2/3 đồi A1 nhưng ngay trong ngày đã bị quân Pháp chiếm lại. Đêm 31-3 đến sáng 1-4, mỗi bên đã làm chủ một nửa quả đồi và tình trạng giành giật đã kéo dài đến ngày 4-5 với trận địa hai bên chỉ cách nhau trong vòng 100m.

 Hố dấu tích khối bộc phá nghìn cân

Hố dấu tích khối bộc phá nghìn cân – Ảnh: nguồn baovinhphuc.com.vn

Để chấm dứt tình trạng giằng co và bảo đảm đánh dứt điểm, công binh Việt Nam đã đào hầm ngầm trong lòng đồi A1, đến tận dưới hầm cố thủ của đối phương và đặt vào đó lượng thuốc nổ gần một tấn. Đúng 20g30 ngày 6-5, khối chất nổ được kích hoạt như hiệu lệnh tổng công kích cuối cùng. Từ phía Đông và Đông Nam đồi A1, các bộ đội Việt Nam đã tràn lên tấn công với nhiều trận “quyết chiến kinh hồn” và đến 4 giờ sáng ngày 7-5-1954 đã hoàn toàn làm chủ đồi A1.

  Cỗ xe tăng chiến lợi phẩm đặt tại đồi A1

Cỗ xe tăng chiến lợi phẩm đặt tại đồi A1 –  Ảnh: Minh Đức (tienphong.vn – 7.5.2012)

Du khách đến thăm đồi A1 hôm nay sẽ được tận mắt nhìn thấy hầm chỉ huy kiên cố của cứ điểm Éliane 2, những hầm ngầm, hào chi viện cùng hệ thống giao thông hào chằng chịt của quân đội Pháp…, bên cạnh đó còn có những cổ xe tăng quân Pháp sử dụng tại chiến trường đồi A1, đặc biệt cái hố hình phễu là dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của bộ đội Việt Nam, đã khai mào và góp phần làm nên chiến tích vẻ vang, xóa sổ trung tâm đề kháng Éliane 2 dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ lúc 17g30 ngày 7-5-1954.

Mai Kim Thành (Tổng hợp)     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành