Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội

13/01/2012

LỄ HỘI LỒNG TỒNG TẠI THÁI NGUYÊN


Các hoạt động văn hóa tinh thần của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với nương rẫy lâu đời tại Thái Nguyên thường gắn với chu kỳ sản xuất, như lễ rửa cày bừa mỗi khi cấy xong, lễ ăn cơm mới sau thu hoạch vụ mùa, lễ hội xuống đồng vào mỗi dịp Xuân về chuẩn bị cho một mùa vụ mới…

LỄ HỘI LỒNG TỒNG

Trong ngôn ngữ Tày, Nùng, “xuống đồng” được gọi là “lồng tồng”. Lễ hội Lồng Tồng là một hoạt động tín ngưỡng mang nét truyền thống đặc trưng của đồng bào Tày, có thể ví như lễ Tịch điền của người Kinh, được tổ chức trong các bản làng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành… Tuy là lễ hội của đồng bào Tày, một dân tộc thiểu số đông nhất ở tỉnh Thái Nguyên nhưng lễ hội Lồng Tồng đã qui tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc khác như Nùng, Sán Chỉ, Dao… trở thành lễ hội đặc sắc của các dân tộc Tày, Nùng, một lễ hội Xuân lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên, thu hút ngày càng đông khách du lịch địa phương và nhiều nơi khác.

 Toàn cảnh lễ hội Lồng Tồng

Toàn cảnh lễ hội Lồng Tồng – Ảnh: Kim Oanh (thainguyen.gov.vn)

Lồng Tồng là một hội vui của mọi nhà, vì vậy trước ngày hội các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ và chuẩn bị lương thực để đón khách. Khách đến đây, dù quen hay lạ đều được bà con mời về nhà nghỉ qua đêm để chờ dự hội. Mỗi gia đình đều tham gia làm lễ và chuẩn bị một mâm cúng với gà trống luộc, thịt lợn nạc và cặp mon hua (bánh chưng của người Tày), xôi ngũ sắc và trứng gà luộc, trên mỗi đĩa xôi không thể thiếu con chim én bằng giấy đỏ mang biểu tượng của mùa xuân.

 Trống hội trong lễ hội Lồng Tồng

Trống hội trong lễ hội Lồng Tồng – Ảnh: Kim Oanh (thainguyen.gov.vn)

Ngoài những món cúng truyền thống, mâm cúng ngày hội còn được chuẩn bị khá công phu, nhà không có điều kiện thì vài chục món ăn, còn nhà khá giả thì làm đến hàng trăm món. Trên mỗi mâm cổ còn có thêm đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát và bông, có tua rua nhiều màu sặc sỡ. Có thể nói mỗi mâm cổ đều thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ trong công việc nội trợ, gia đình nào có mâm cỗ được trình bày đẹp mắt sẽ rất tự hào về những người phụ nữ trong gia đình mình.

LỄ HỘI LỒNG TỒNG TẠI PHÚ ĐÌNH - ĐỊNH HÓA

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, lễ hội Lồng Tồng thường được tổ chức vào 2 ngày 10 và 11 tháng Giêng, lớn nhất và đặc sắc nhất phải kể đến lễ hội tại thôn Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa.

 Màn trống khai hội do các em học sinh biểu diễn

Màn trống khai hội do các em học sinh biểu diễn – Ảnh: Kim Oanh (thainguyen.gov.vn)

Thông thường, lễ hội diễn ra trên những thửa ruộng, cánh đồng hay bãi đất rộng nhưng tại Phú Đình lễ hội được tổ chức tại sân vận động xã. Ngay từ sáng sớm, các gia đình cùng nhau đội mâm cúng ra khu đất định sẵn để làm lễ xuống ruộng, quện trong bước chân là những câu hát Sli mượt mà cầu chúc một năm mưa thuận gió hòa. Các cô gái dân tộc Tày tề chỉnh trong những bộ áo dài đen, còn các cô gái người Dao, Sán Chỉ sặc sỡ trong những bộ quần áo dân tộc đủ sắc màu, du khách từ khắp nơi cũng đổ về sân vận động xã Phú Đình để tham dự lễ hội.

 Lễ cầu mùa của người dân tộc Tày

Lễ cầu mùa của người dân tộc Tày – Ảnh: Kim Oanh (thainguyen.gov.vn)

Khi cỗ được bày xong, sau màn trống khai hội do các em học sinh huyện Đinh Hóa biểu diễn, một vị thầy cúng có uy tín được dân làng tiến cử sẽ bắt đầu phần lễ với nghi lễ của dân tộc Tày, xin Thành hoàng làng mở hội, tạ Thiên Địa, cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no hạnh phúc… Trong lễ cầu mùa này, nghi thức xuống đồng đóng một vai trò quan trọng – một người đàn ông to khỏe, đức độ, cày giỏi, làm ăn giỏi nhất làng và một con trâu tốt nhất được chọn để vạch những đường cày đầu tiên của vụ mới, mở đầu cho một mùa sản xuất bội thu.

 Lễ xuống đồng

Lễ xuống đồng – Ảnh: nguồn vietbao.vn

PHẦN HỘI ĐÔNG VUI…

Phần lễ nhanh chóng kết thúc nhường bước cho phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống. Là một hoạt động hấp dẫn thu hút nhiều người tham gia, tung còn được chọn làm trò chơi khai hội. Để chuẩn bị cho hội tung còn, người ta dựng một cây mai cao từ 20 - 30m làm cột, trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 - 60cm dán giấy hai bên, đề chữ “Nhật” - “Nguyệt” tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Đây là một trò chơi đòi hỏi sự khéo léo bởi theo quan niệm của đồng bào, phải có người tung còn trúng vòng làm rách giấy thì năm đó dân bản mới làm ăn thuận lợi, mới được mưa thuận gió hòa… Do vậy, người may mắn tung được quả còn trúng giữa hồng tâm sẽ được trao giải thưởng đặc biệt, là những sản vật do chính người địa phương làm ra.

 Hội tung còn thu hút sự tham gia của đông đảo người dân

Hội tung còn thu hút đông đảo người dân – Ảnh: Kim Oanh (thainguyen.gov.vn)

Trong phần hội còn có hoạt động thi cấy lúa trên mảnh ruộng nước đã được bừa ngầu từ hôm trước. Mỗi làng, xã sẽ chọn ra những phụ nữ nhanh nhẹn nhất, cấy giỏi nhất để tham gia hội thi. Ngoài ra cũng còn những trò vui khác như múa sư tử, hát sli giao duyên, đẩy gậy, bắn nỏ, hội cầu thăng bằng, bịt mắt bắt dê, ném chậu… và khi đêm về, nam nữ thanh niên thi hát lượn đối đáp suốt canh dài…

 Thi cấy lúa trong lễ hội Lồng Tồng

Thi cấy lúa trong lễ hội Lồng Tồng – Ảnh: nguồn lehoi.cinet.vn

Với lịch sử rất lâu đời, lễ hội Lồng Tồng đã gắn bó và trở thành một lễ hội lớn của người Tày, Nùng ở Thái Nguyên. Du khách đến với lễ hội ngoài việc tham gia các trò vui còn được thưởng thức những món ăn rất ngon miệng, bởi đồng bào rất coi trọng văn hóa ẩm thực trong lễ hội Lồng Tồng, là những sản phẩm nông nghiệp thu hoạch được qua một năm lao động cần cù.

Mai Kim Thành (Tổng hợp)     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành