Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

ĐỒNG NAI


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Làng nghề

11/12/2011

LÀNG BÈ LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN - ĐỒNG NAI)


Mỗi khi có dịp đi trên quốc lộ 20 ngang qua huyện Định Quán, du khách hẵng rất ấn tượng với làng bè trên dòng sông La Ngà, một hình ảnh đầy sinh động bởi sông nước thanh bình và làng bè như một thành phố nổi trên sông, lung linh duyên dáng, trở thành nét đặc trưng của huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Nguyên vào những năm 1989 - 1990, một số bà con Việt kiều từ Campuchia hồi hương đã tập trung về dòng sông La Ngà hình thành khu làng nổi. Những người này khi ở Campuchia đều sống trôi nổi trên Biển Hồ bằng nghề “hạ bạc”, đến khi về đây họ lại tiếp tục cuộc sống quen thuộc trên những chiếc bè với nghề nuôi cá bè. Thoạt đầu làng bè cũng chỉ có vài mươi hộ sống rải rác ở hạ nguồn cầu La Ngà, thấy làm ăn được, một số cư dân nghèo miệt sông nước miền Tây, chủ yếu là Đồng Tháp cũng kéo về đây lập nghiệp. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn sáu xã La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn, Phú Lý, Vĩnh An, Túc Trưng dọc theo sông La Ngà và lòng hồ Trị An đã có cả ngàn hộ với lượng nhà bè tương ứng. Chỉ riêng tại La Ngà lúc cao điểm có đến 200 hộ và hiện nay còn lại chừng 100 hộ.

Làng nổi La Ngà – Ảnh: Haikeu (nguồn nhiepanh.vn) 

Làng nổi La Ngà – Ảnh: Haikeu (nguồn nhiepanh.vn)

Nhà bè được thiết kế theo kiểu “thượng gia hạ lồng”, có nghĩa bên trên là nhà ở bằng ván, mái lợp lá dừa hoặc tôn, còn bên dưới là chiếc lồng có mức nước trung bình 1,5m được đóng từ những loại gỗ tốt có sức bền chịu nước. Thường bè không đậu cố định nhưng phải di chuyển tùy theo tình hình thời tiết và mùa nước. Gặp lúc gió bấc hay gió mùa, bè được đưa vào ven bờ nhưng đến khi nước cạn, lại phải kéo bè ra giữa dòng. Một bè có khung lồng 5 x 4,5 x 1,5m có thể nuôi được 350 - 500 cá thương phẩm. Hiện cư dân làng nổi đang nuôi các loại cá diêu hồng, cá chình, cá bống, đặc biệt cá lăng tỏ ra thích hợp với sông nước La Ngà đã trở thành đặc sản của làng cá được các vựa thu mua chiếu cố nhiều nhất…

Theo tiết lộ của cư dân làng bè, khoảng từ năm 2000 trở về trước cá tôm trên sông còn nhiều, người dân ở đây sống khá thoải mái bởi chỉ cần chịu khó theo con nước là đã kéo nặng tay. Sau này do dân số tăng nhanh, dòng chảy ngày càng bị bủa vây, thậm chí có người để bắt được nhiều tôm cá đã ứng dụng các phương thức đánh bắt hủy diệt bằng lưới cào, lưới rà điện dẫn đến tình trạng nguồn thủy sản cạn kiệt một cách thảm hại. Mô hình nuôi cá bè tuy có đem lại cho cư dân nguồn thu nhập đáng kể trong một thời điểm nhất định nhưng về lâu về dài đã để lộ những điểm yếu cơ bản, đó là làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường.

 Tình trạng ô nhiễm cùng nguồn lợi thủy sản cạn kiệt đang là vấn nạn ở khu vực làng bè cá La Ngà – Ảnh: T.D. - B.K. (cand.cm.vn – 30.11.2011)

Tình trạng ô nhiễm cùng nguồn lợi thủy sản cạn kiệt đang là vấn nạn ở khu vực làng bè cá La Ngà – Ảnh: T.D. - B.K. (cand.cm.vn – 30.11.2011)

Hàng trăm bè cá cứ thoải mái tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ rồi xả thẳng chất thải xuống sông, bên cạnh đó còn phải kể đến sự tồn đọng thức ăn thừa của cá, dư lượng thuốc kháng sinh, dầu mỡ thải ra từ các phương tiện ghe, thuyền… đã góp phần “bức tử” dòng sông một cách nhanh chóng. Nếu trước đây nước sông La Ngà vẫn một dòng chảy êm đềm đem lại niềm hy vọng cho cư dân thì cho đến cuối năm 2009, mực nước đã dần xuống thấp và bị vẫn đục, nhiều chỗ đã chạm mặt bùn dẫn đến tình trạng cá dưới bè bị chết nhiều. Dân cư làng bè vốn đã cơ cực lại càng khốn đốn, có người từ tay trắng đã lại hoàn trắng tay.

Trong nỗ lực giải thiêng cho nguồn nước sông La Ngà đồng thời cũng để duy trì nghề truyền thống nuôi cá thả bè của cư dân, ngay từ năm 1999, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương thực hiện dự án khống chế số lượng bè cá, di dời dân đến nơi ở mới, không cho người sinh sống trên bè cá mà chỉ được cắt đặt người trông coi… nhưng xem ra chủ trương này chỉ hợp lý trên giấy bởi người dân không biết lên bờ phải sinh kế bằng nghề gì đang khi bè cá vẫn là nghề truyền thống và là nguồn thu nhập chính của họ. Thực tế cho đến nay làng bè vẫn hoạt động nhộn nhịp, còn nguồn nước thì vẫn ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

 Làng bè La Ngà là cảnh quan đẹp nhưng bên trong là những người dân nghèo – Ảnh: Nguyễn Ðạt (chuanoitadap.net)

Làng bè La Ngà là cảnh quan đẹp nhưng bên trong là những người dân nghèo – Ảnh: Nguyễn Ðạt (chuanoitadap.net)

Điểm đáng buồn là tại cái nơi “con nít biết bơi cùng lúc biết đi” này, trẻ em sinh ra chưa từng có một tờ giấy khai sinh “lận lưng”, nói gì đến chuyện biết đến trường lớp để có thể kỳ vọng một tương lai tốt đẹp. Được biết từ đầu năm 2011, chính quyền địa phương đã có kế hoạch “thừa nhận” sự hiện diện của làng bè, nêu phương hướng về công tác quản lý dân sinh và cấp hộ tịch cho cư dân làng bè, mong rằng đây sẽ là tín hiệu vui, một làn gió mới đem lại cho cư dân nhiều niềm tin và hy vọng…

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành