Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

THỪA THIÊN - HUẾ


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Di tích - Bảo tàng

10/11/2011

LĂNG VUA TỰ ĐỨC


Năm 1847 vua Thiệu Trị băng hà, hoàng tử  thứ hai là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng ở tuổi 19, đặt niên hiệu Tự Đức. Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số các vua triều Nguyễn: 36 năm, vì vậy nhà vua có đủ thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự ra đi của mình.

 Lăng Tự Đức – Ảnh: nguồn truongxuabancu.freepowerboards.com

Lăng Tự Đức – Ảnh: nguồn truongxuabancu.freepowerboards.com

Chọn được cuộc đất tại làng Dương Xuân Thượng thuộc tổng Cư Chánh cách kinh thành 6km về phía Nam (nay là Thủy Xuân, thành phố Huế), nhà vua đã chuẩn định đồ án kiến trúc trên diện tích 12,5ha với núi Dương Xuân làm hậu chẩm và hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh đường. Việc thi công được tiến hành vào mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn tất sau ba năm cật lực của binh dân.

 Sơ đồ lăng Tự Đức – Ảnh: nguồn flickr.com

Sơ đồ lăng Tự Đức – Ảnh: nguồn flickr.com

Ban đầu vua Tự Đức đặt tên cho chốn mộ địa được xem như hoàng cung thứ hai này là Vạn Niên Cơ (cơ nghiệp vạn năm bền vững) và dự kiến xây dựng trong sáu năm, nhưng do muốn tâng công, hai viên quan phụ trách thi công là Nguyễn Văn Chất và Lê Văn Xa đã bắt binh dân phải lao động cực nhọc để rút ngắn thời gian. Việc làm khắc bạc này đã lưu truyền trong dân gian câu ca dao đầy oán thán “Vạn Niên là Vạn Niên nào, thành xây xương lính, hào đào máu dân”  và đã là tiền đề cho cuộc khởi nghĩa “Chày Vôi” năm Bính Thân (1866) do Đoàn Trưng lãnh đạo mà thực chất cũng chỉ là tranh giành quyền lực trong nội bộ hoàng gia. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi loạn đã để lại một dấu ấn đen tối trong vương nghiệp vua Tự Đức và để xóa tan nỗi ám ảnh khắc nghiệt của Vạn Niên Cơ, nhà vua đã đổi tên công trình này thành Khiêm cung và Khiêm lăng với ý nghĩa “Khiêm là kính, là nhường”, vì vậy tất cả các công trình ở đây đều có chữ “Khiêm” trong tên gọi.

 Hồ Lưu Khiêm và Khiêm Môn – Ảnh: nguồn dulich-hue.net

Hồ Lưu Khiêm và phía sau là Khiêm Môn – Ảnh: nguồn dulich-hue.net

Điện Hòa Khiêm – Ảnh: Mai Kim Thành

 Điện Hòa Khiêm - Ảnh: Mai Kim Thành

Khiêm lăng được bố trí trên trục Tây - Đông gồm hai phần: lăng mộ và tẩm điện.

Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn thần, con đường chính dẫn đến khu tẩm điện là nơi khi còn sống nhà vua đã dùng làm Khiêm cung, được bao quanh bằng một la thành khá cao với cửa Khiêm môn là một vọng lâu hai tầng nhìn ra hồ Lưu Khiêm. Tại trung tâm, đầu tiên là điện Hòa Khiêm, nơi nhà vua làm việc và khi quá vãng là nơi thờ thần vị nhà vua cùng hoàng hậu. Tiếp sau là điện Lương Khiêm nơi nhà vua nghỉ ngơi và sau này thờ linh vị bà Từ Dũ, mẹ vua. Giữa hai điện này, phía trái có Ôn Khiêm đường cất giữ đồ ngự dụng và phía phải có Minh Khiêm đường là nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn hiện tồn. Trước Hòa Khiêm điện có Pháp Khiêm vu bên trái và Lễ Khiêm vu bên phải dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau Lương Khiêm điện còn có Tùng Khiêm viện bên trái và Dụng Khiêm viện bên phải cùng một khu vườn trước đây nhà vua nuôi hươu, nai. Cạnh Khiêm cung còn có Chí Khiêm đường, Y Khiêm viện và Trì Khiêm viện xếp theo một hàng dọc – đây là nơi ở của các cung phi theo hầu nhà vua và sau này làm nơi thờ linh vị các bà vợ vua.

 Tạ Xung khiêm trên hồ Lưu Khiêm – Ảnh: Mai Kim Thành

Tạ Xung Khiêm trên hồ Lưu Khiêm – Ảnh: Mai Kim Thành

Nguyên là một con suối nhỏ, hồ Lưu Khiêm được dùng làm nơi thả sen tạo cảnh đồng thời cũng là yếu tố Minh đường để “tụ thủy tích phúc”; giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm được bố trí trồng hoa nuôi thú hiếm. Trên hồ có tạ Xung Khiêm và tạ Dũ Khiêm để nhà vua đến ngắm hoa, đọc sách, làm thơ hoặc du thuyền ngoạn cảnh.

 Bi đình – Ảnh: Mai Kim Thành

Bi đình – Ảnh: Mai Kim Thành

Rời khu vực tẩm điện, con đường quanh co dẫn đến khu lăng mộ. Qua khỏi Bái đình với hai hàng tượng đá quan viên, voi, ngựa là Bi đình với tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài “Khiêm cung ký” do nhà vua soạn năm 1871 và khắc năm 1875 gồm 4935 chữ. Vua Tự Đức không có con nối dõi nên thay vì bia Thánh Đức Thần Công do vua kế vị soạn ca ngợi công đức vua cha, nhà vua đã phải tự soạn bài ký để đánh giá cuộc đời mình, nhận rõ công, tội trước lịch sử. Sau Bi đình là hai trụ hoa biểu sừng sững như hai ngọn đuốc được tiếp nối bằng hồ Tiểu Khiêm hình bán nguyệt, nơi linh hồn nhà vua “rửa tội” trước khi bước vào yên nghỉ trong ngôi thạch thất được bao bọc bởi Bửu thành và rừng thông quanh năm gió lộng.

 Phần mộ vua Tự Đức – Ảnh: Mai Kim Thành

Phần mộ vua Tự Đức – Ảnh: Mai Kim Thành

 Bình phong trước mộ vua Tự Đức sau khi được tu bổ – Ảnh: nguồn trt.com.vn

Bình phong trước phần mộ vua Tự Đức sau khi được tu bổ – Ảnh: nguồn trt.com.vn

Có thể nói cuộc đời vua Tự Đức là một chuỗi những bế tắc: bên trong nội bộ xào xáo tranh giành quyền lực, bên ngoài ngoại xâm đe dọa rình rập, bản thân nhà vua tuy có 103 bà vợ nhưng lại không có con nối dõi… không lạ gì khi nhà vua thích tìm đến chốn mộ địa như một cuộc chạy trốn mọi nhiễu sự của thế thái nhân tình. Ông vua thi sĩ đã chọn cho mình nơi an nghỉ thật lãng mạn phù hợp với ý nguyện của một con người tuy yếu đuối nhưng không thiếu phần tài hoa.

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành