VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh
05/11/2011
TRUNG TÂM THÁNH MẪU BÃI DÂU - VŨNG TÀU
Nằm ven núi Lớn và cách bãi Trước chừng 3km là bãi Dâu, một bãi biển hẹp, nông và sóng rất êm. Tại đây ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Giáo phận Xuân Lộc đã tiến hành xây dựng trung tâm hành hương dựa vào núi Lớn, thánh hiến ngày 22-7-1995 với tên gọi Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu.
Toàn cảnh Trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu – Ảnh: nguồn mytour.vn
Nguyên vào ngày 9-4-1926, sườn núi và khu đất bằng với diện tích chừng 10 mẫu tại vùng Vũng Mây đã được ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu ghi danh khai thác với chính quyền sở tại. Chỉ mấy ngày sau ông Lương đã chuyển lại cho ông bà Nguyễn Hồng Ân, quen được gọi là Vệ Ân. Trong năm này, ông bà Vệ Ân đã xây một nhà nguyện đá cùng kim tĩnh trên lưng chừng núi với ước mong khi qua đời sẽ được an nghỉ tại nơi đây.
Đến ngày 1-12-1927, ông bà Vệ Ân đã dâng phần đất đai gồm cả nhà nguyện cho hội Thừa Sai Paris. Từ một vùng đất Vũng Mây lúc đó hãy còn là rừng rậm, một chốn “khỉ ho cò gáy” theo cách diễn tả của người xưa, các linh mục thuộc hội Thừa Sai đã cho phá rừng, phát triển trồng dâu nuôi tằm nhằm tạo công ăn việc làm cho một số bà con tại địa phương. Theo thời gian, tên Bãi Dâu đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người.
Hai điểm nhấn chính của Trung tâm Thánh Mẫu Bãi Dâu – Ảnh: nguồn mytour.vn
Năm 1962, linh mục Nguyễn Minh Tri, chánh xứ kiêm quản hạt Vũng Tàu đã cho xây dựng trên sườn núi tượng đài Đức Mẹ ban ơn cao 7m và đến năm 1963 đã được Giám mục Sài Gòn Nguyễn Văn Bình cử hành nghi thức khánh thành. Đến tháng 10-1965 khi giáo phận Xuân Lộc được thành lập, Giám mục tiên khởi Lê Văn Ấn đã công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của giáo phận Xuân Lộc. Chính Ngài đã cho thiết kế con đường Thánh giá bắt đầu từ chân núi dài 260m men theo vách núi, trên đó có 14 bộ tượng cao chừng 3m diễn tả cuộc hành trình khổ nạn của Đức Giêsu lên núi Sọ năm xưa, xây nhà nghỉ và tiến hành tổ chức nhiều cuộc hành hương kính Đức Maria.
Tượng Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa – Ảnh: Hoàn Vũ (VnExpress.net – 4.5.2009)
Năm 1992, Giám mục Xuân Lộc Nguyễn Minh Nhật đã đặt viên đá đầu tiên trùng tu trung tâm Thánh Mẫu, một tượng đài Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa cũng được thiết kế cao 25m và tính cả tượng Chúa Giêsu cao 4,7m đã cao đến 27,5m. Tượng có tư thế Đức Maria bồng con đưa lên cao như muốn giới thiệu đến nhân loại về một Đấng cứu độ mới. Ngày 31-12-1994, nghi thức khánh thành tượng đài mới đã được Giám mục Nguyễn Minh Nhật cử hành. Ngày 10-3-1995, tượng đài Đức Mẹ ban ơn cũ được di dời về giáo xứ Sao Mai.
Nhà thờ mái vòm – Ảnh: Hoàng Bách (Thuyngakhanhhoa.wordpress.com – 3.8.2009)
Sau này ngôi nhà nguyện bằng đá cũng đã được di chuyển xuống chân núi nhường chỗ cho việc xây dưng ngôi nhà thờ mái vòm “Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa” với sức chứa 1.000 người. Nối tượng đài Đức Maria với ngôi thánh đường là con đường Mân Côi dài 210m gồm 113 bậc đá.
Nhà Tổ – Ảnh: Hoàng Bách (Thuyngakhanhhoa.wordpress.com – 3.8.2009)
Từ cổng vào Trung tâm, bên phải là tượng đài Thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu, vị bổn mạng của Giáo phận Xuân Lộc; bên trái là quần thể tượng đài các Thánh Tử đạo Việt Nam. Ngay giữa công viên là con dường dẫn đến chân núi, có lối vào “Nhà Tổ” ở bên trái, nơi đặt hài cốt 60 vị thánh tử đạo. Tại đây hàng ngày đều có đặt Mình thánh Chúa để tín hữu đến cầu nguyện.
Mặt bằng trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu hiện đã được cải tạo thành quảng trường có khả năng tiếp nhận cả trăm ngàn người trong những dịp hành hương qui mô toàn giáo phận.
Mai Kim Thành
Chủ đề liên quan :
- THÍCH CA PHẬT ĐÀI - VŨNG TÀU 04/11/2011
- TƯỢNG ĐÀI CHÚA KITÔ VUA - VŨNG TÀU 04/11/2011
Dòng thời sự
- LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2023 - BÌNH THUẬN - HỘI TỤ XANH
(02/01/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn