Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

BẾN TRE


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Đặc sản

20/08/2011

BÁNG TRÁNG MỸ LỒNG - BẾN TRE


Nếu câu thành ngữ “Bánh tráng Mỹ Lồng - Bánh phồng Sơn Đốc” đã giới thiệu đến công chúng hai loại đặc sản nổi tiếng của Bến Tre, thì trong thực tế tuy cùng thuộc huyện Giồng Trôm nhưng hai địa phương này cách nhau hơn 10km: Mỹ Lồng nằm phía bên kia chân cầu Chẹt Sậy thuộc xã Mỹ Thạnh và chợ Sơn Đốc ngày nay thuộc xã Hưng Nhượng.

Bánh tráng Mỹ Lồng – Ảnh: nguồn myopera.com

Ở Mỹ Lồng, hầu như nhà nào cũng tráng bánh. Để làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, người thợ Mỹ Lồng phải chọn thứ gạo thơm vừa như Trắng tép hay Tài nguyên để xay bột. Những nguyên liệu khác như đường, muối, mè và nước cốt dừa được trộn vào theo một công thức nhất định để chiếc bánh làm ra có chất lượng, đồng đều và khi nướng dậy mùi thơm. Thông thường, 1kg bột gạo pha với 1kg nước cốt dừa và cứ 10kg gạo lại cho ra đúng 220 bánh tráng.

Tráng bánh – Ảnh: nguồn m.baodatviet.vn

Qui trình làm bánh cũng đòi hỏi sự thuần thục trong thao tác để chiếc bánh hình thành có kích thước và độ tròn đều, không có sự chênh lệch về độ dày, mỏng. Bánh sau khi tráng xong, sẽ được phơi nắng và dưới nắng tốt bánh sẽ nhanh khô ráo. Nhưng để lấy bánh ra khỏi líp dễ dàng mà không bị hỏng còn phải đem phơi sương cho bánh dẻo lại. Do làm bánh tráng phải bị lệ thuộc vào nắng nên người thợ tráng bánh phải tính toán các công đoạn khít khao từ lúc nửa đêm cho đến sáng để kịp phơi bánh khi nắng vừa lên.

Bánh tráng Mỹ Lồng sau khi nướng – Ảnh: nguồn blog.yume.vn

Hiện nay tại xã Mỹ Thạnh có chừng 100 lò tráng bánh lớn, nhỏ tùy theo hộ gia đình, với trung bình 500 bánh / lò / ngày. Tuy có một số công đoạn sản xuất đã được cải tiến theo lối hiện đại hóa như xay gạo bằng cối điện nhưng khâu tráng bánh thì vẫn hoàn toàn bằng thủ công. Trải qua bao đời, nghề tráng bánh vẫn tồn tại, tuy lặng lẽ nhưng cũng cơ bản giải quyết được việc làm cho phần lớn lao động tại địa phương.

Bánh tráng Mỹ Lồng khi nướng sẽ nở lớn, đặc biệt phải nướng trên than hồng thì bánh mới vàng đều. Bánh ngon phải vừa xốp vừa béo với mùi thơm đặc trưng.

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành