VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
HƯNG YÊN
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Đặc sản
15/07/2011
NHÃN LỒNG PHỐ HIẾN - HƯNG YÊN
“Dù đi buôn Bắc, bán Đông,
Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên.”
(Ca dao)
Mỗi khi nhắc đến Hưng Yên, nhiều người hẳn liên tưởng ngay đến loại nhãn lồng mang nét đặc trưng của vùng đất này. Gọi “nhãn lồng Hưng Yên” là gọi chung, kỳ thực nhãn huyện Tiên Lữ mới là ngon nhất và vượt lên tất cả là nhãn lồng Phố Hiến.
Ảnh: Hung.TD – nguồn panoramio.com
Nhãn lồng Hưng Yên là một đặc sản qúy, có quả lớn gần bằng quả vải thiều, căng tròn, ngọt lịm nhưng đặc biệt hạt chỉ nhỏ bằng hạt bắp. Trong thời quân chủ, đây là loại nhãn tiến vua, các nhà có cây nhãn ngon đều bị ghi sổ theo dõi nghiêm ngặt. Để bảo vệ an toàn bản thân, người ta đã phải đan những chiếc lồng bằng tre rất công phu, vừa kín vừa nhẹ để bao những chùm nhãn tránh sự phá hoại của bầy dơi – cái tên “nhãn lồng” đặc hiệu được bắt nguồn từ đó.
Ảnh: nguồn nhanlonghungyen.com
Ngoài các vùng trồng nhãn truyền thống ven đê như Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc, ngày nay địa bàn trồng nhãn đã được mở rộng khắp tỉnh Hưng Yên, từ Khoái Châu đến Tiên Lữ, Kim Động… đâu đâu cũng thấy bóng cây nhãn nhưng vùng địa linh của giống cây đặc sản này vẫn là thành phố Hưng Yên với Phố Hiến sầm uất một thời vang bóng. Tùy vào màu sắc hay mùi vị mà người ta phân thành nhiều loại nhãn khác nhau, từ nhãn nước sấy khô làm long nhãn, nhãn đường phèn, nhãn tiêu phèn có nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng, nhãn lồng lớn quả cùi dày dùng để tiếp khách hay làm quà biếu, đến nhãn cùi dừa, nhãn gỗ, nhãn hành, nhãn trắng, nhãn hoa nhài… Ngày nay ở những nơi có nhiều cây nhãn cổ thụ, người ta đã cấy ghép thành công giống nhãn mới mang tên Hương Chi, đặc điểm của giống nhãn này là quả lớn bằng quả chôm chôm ở miền Nam, cùi dày có nhiều lớp xếp lồng vào nhau và mọng nước, chỉ cần cắn nhẹ đã ngập chân răng và tứa ra một loại dịch ngọt đậm rất hấp dẫn.
Ảnh: nguồn hungyenbusiness.gov.vn
Có dịp ghé thăm các vườn nhãn, du khách sẽ rất ngạc nhiên khi khác với những gốc nhãn truyền thống cao hơn nóc nhà với thân to đến 1 – 2 vòng tay, những cây nhãn thời hiện đại trông chẳng khác mấy với những cây cảnh dạng bonsai. Theo sự hướng dẫn của Sở Khoa học Công nghệ và Trung tâm khuyến nông Tỉnh, các gia đình đã thay thế nhãn trồng hạt bằng trồng cành hoặc ghép mắt và thường trồng thành cụm 5 – 7 cành cách nhau chừng 30 – 40cm, sau đó mới bẩm, tỉa chọn những cây tốt để tạo tán cho mỗi cụm, nhờ vậy cây phát triển mạnh, cho năng suất cao và cũng dễ dàng trong thu hoạch. Các “phù thủy” tại xứ nhãn lồng ngày nay còn biết phù phép để cho ra các loại nhãn ngọt, nhạt theo ý muốn, đặc biệt họ có thể kéo dài vụ nhãn từ một tháng ra thành bốn tháng (từ tháng Năm đến tháng Tám âm lịch), trở thành nhãn trái vụ vừa bán được giá vừa tránh được sự o ép của thương lái khi mùa nhãn chín rộ.
Cây nhãn tiến, thường được gọi là nhãn tổ, tương truyền có tuổi đời 400 năm và được dựng bia trong chùa Hiến – Ảnh: nguồn saigontoserco.com
Đến Hưng Yên vào mùa thu hoạch (từ giữa tháng Sáu đến giữa tháng Bảy âm lịch), có dịp ghé thăm những vườn nhãn Hồng Châu, Hồng Nam, Lam Sơn… nổi tiếng, du khách sẽ rất thích thú được đi dưới những rặng nhãn bạt ngàn và trĩu nặng những quả no tròn. Sẽ càng lý thú hơn khi được thưởng thức tại chỗ hương vị ngọt ngào của loại đặc sản một thời cung tiến…
Mai Kim Thành
Chủ đề liên quan :
- CHẢ GÀ TIỂU QUAN 15/07/2011
Dòng thời sự
- LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2023 - BÌNH THUẬN - HỘI TỤ XANH
(02/01/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn