VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
DAKLAK (BUÔN MA THUỘT)
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh
11/07/2011
CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
Tọa lạc trên một khu đất thoáng rộng tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có địa chỉ số 117 đường Phan Bội Châu thuộc phường Thống Nhất hiện nay, chùa Khải Đoan tuy không phải là quốc tự nhưng do bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại bảo trợ xây dựng tại vùng đất cao nguyên vào thời điểm ông vừa thành lập “Hoàng triều cương thổ” cũng đủ nói lên tính đặc biệt của ngôi đại tự này – tên “Khải Đoan” là do chính bà Từ Cung đặt, được ghép bởi hai chữ đầu của Khải Định hoàng đế và bà tức Đoan Huy hoàng thái hậu.
Chánh điện – Ảnh: Võ Văn Tường (giacngo.vn)
Được giao trách nhiệm quản lý việc xây dựng, thứ phi của vua Bảo Đại là bà Mộng Điệp đã cho tiến hành thi công từng bước: năm 1951 với hai phần nhà giảng và hậu tổ, qua năm 1953 mới xây tiếp phần chánh điện có diện tích mặt bằng lên đến 320m². Chánh điện là một công trình kiến trúc bằng gỗ độc đáo gồm hai phần mang hai sắc thái khác nhau: nửa sau được xây theo kiến trúc hiện đại và nửa trước mang dáng dấp nhà dài của người Ê Đê nhưng các cấu trúc cột kèo được cách điệu theo lối nhà rường Huế. Mái lợp ngói vảy kiểu hai tầng bốn mái, trên bờ nóc là các đôi rồng trong thế hồi long và ở các đầu đao là những hoa văn trang trí lạ mắt. Toàn bộ gỗ lim được sử dụng trong kết cấu đã tạo cho chánh điện một không gian mát mẽ.
Những người thợ tài hoa chốn thần kinh đã khéo kết hợp giữa kiến trúc truyền thống địa phương với kiến trúc nhà rường Huế tạo nên một chùa Khải Đoan rất phong cách và ấn tượng.
Môt góc chánh điện – Ảnh: nguồn my.opera.com
Ngày 29-6-1953 (19-5 năm Quý Tỵ), chùa đã đón tiếp ngài Narada Thera (Tích Lan) cung thỉnh ngọc xá lợi dâng đức Từ Cung tại Buôn Ma Thuột. Trong dịp này Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam) cùng chư tăng, Phật tử đã có mặt chiêm bái xá lợi Phật và cầu bình an cho đất nước. Ngày 19-1-1954 (15-12 năm Qúy Tỵ), chùa tiếp nhận chiếc chuông đồng do thái tử Nguyễn Phúc Bảo (pháp danh Tâm Ấn) dâng cúng. Đây là chiếc chuông cao 1,15m có chu vi miệng chuông 270cm, nặng 380kg, được thực hiện bởi các nghệ nhân Phường Đúc Huế với những đường nét chạm khắc tinh xảo, quai chuông là một đôi rồng liền thân có miệng ngậm hạt châu, trên thân chuông đúc nổi bốn chữ Hán “Khải Đoan chung tự”.
Khải Đoan chung tự – Ảnh: Võ Văn Tường (giacngo.vn)
Chùa Khải Đoan một thời mang dáng dấp đặc trưng của những kiến trúc Phật giáo Việt Nam, tuy không có những công trình lớn lao đồ sộ nhưng vẫn nổi bật với vẻ đẹp tinh tế, nhẹ nhàng. Qua thời gian với những đợt trùng tu, “Khải Đoan Tự” đã lột xác hóa thân thành “Sắc Tứ Khải Đoan” mĩ miều với tòa cao dãy dọc uy nghi, ngôi chính điện ngày nào tuy vẫn được giữ nguyên nhưng đã bị các kiến trúc bê-tông o ép đến không còn nhận ra nét nhà dài truyền thống và nhà rường Huế cách điệu mà người xưa đã khéo kết hợp thổi hồn vào trong kiến trúc.
Lễ Phật tại chùa Khải Đoan – Ảnh: nguồn hkt.vn
Bên trong chánh điện – Ảnh: Võ Văn Tường (giacngo.vn)
Đến với Sắc Tứ Khải Đoan Tự ngày nay, du khách dễ dàng nhận ra bố cục theo lối chữ “tam” () gồm ba lớp: trước là cổng tam quan, giữa là chánh điện và phía sau là nhà hậu tổ. Cổng tam quan hướng về thung lũng “Suối Đốc Học”, được xây hai tầng với ba vòm cửa cao 7m, rộng 10,5m; tại tầng trên, gian giữa thờ Hộ Pháp Vi Đà, hai gian bên đặt tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Trên cổng bốn chữ “Sắc Tứ Khải Đoan” (chữ Hán) như một sự minh định về xuất thân. Hai bên tường bao dọc theo đường Quang Trung cũng được xây và trang trí bằng chữ Vạn, hoa sen…
Cổng tam quan – Ảnh: Võ Văn Tường (giacngo.vn)
Qua cổng, bên phải là đài Quán Thế Âm được xây vào năm 1970; bên trái là đài Di Đà, bên dưới có đặt linh cốt Hòa thượng Thích Quang Huy, trụ trì chùa đời thứ sáu. Phía sau đài Di Đà là nhà thờ linh cốt, tiếp đến là cây bồ đề, tượng Đức Phật Thích Ca lộ thiên và hội trường. Cách chánh điện một sân rộng là ngôi nhà hậu tổ.
Một cây bồ đề trong khuôn viên chùa – Ảnh: Tina Vu (hoingo.org – 12.4.2011)
Chánh điện gồm năm gian thờ sáu vị Phật và Bồ tát. Tại gian giữa tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 1,8m (thay cho bức tượng bằng đồng cao 1,1m được an vị từ khi thành lập chùa), trước tượng đặt tháp ngọc xá lợi Phật, tượng Đức Phật A Di Đà, hai bên tôn tí tượng bốn vị Bồ tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền. Các tượng Phật Thích Ca và bốn tượng Bồ tát đều bằng đồng và được đặt đúc tại Đồng Nai, đã tổ chức lễ an vị trọng thể vào ngày 25-10-2003 (ngày 1 tháng Mười năm Qúy Mùi). Tại trung tâm điện Phật còn thấy treo tấm biển chạm trỗ công phu, giữa có ghi “Sắc Tứ Khải Đoan Tự” bằng chữ Hán mạ vàng, bên trái có hàng chữ nhỏ “Bảo Đại Qúy Tỵ Niên Xuân Cát Nhật” – đây là món quà mừng do các nghệ nhân Huế tôn lập.
Nhà thờ linh cốt – Ảnh: Võ Văn Tường (giacngo.vn)
Qua hơn nửa thế kỷ tồn tại, chùa đã kế tục bảy đời trụ trì gồm các vị Hòa thượng Thích Đức Thiệu, Hòa thượng Thích Từ Mãn, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Viên Đức, Thượng tọa Thích Quảng Hương, Hòa thượng Thích Quang Huy và Thượng tọa Thích Châu Quang, trụ trì đương nhiệm.
Năm 1986, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đăk Lăk được thành lập, chùa được chọn đặt văn phòng Tỉnh Hội Phật giáo cho đến nay.
Mai Kim Thành
Dòng thời sự
- LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2023 - BÌNH THUẬN - HỘI TỤ XANH
(02/01/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn