VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
QUẢNG NGÃI
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội
27/05/2011
HỘI ĐUA THUYỀN TỊNH LONG
Tịnh Long là một xã nằm về phía Đông Nam huyện Sơn Tịnh thuộc tả ngạn sông Trà Khúc, gần với cửa Đại Cổ Lũy vốn xưa kia là một thương cảng chính khá sầm uất của tỉnh Quảng Ngãi. Theo thông lệ, cứ hai năm một lần Tịnh Long tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống vào hai ngày 5 và 6 tháng Giêng âm lịch với sự tham gia của bốn đội đại diện cho bốn thôn trong xã: An Lộc, An Đạo, Gia Hòa và Tăng Long. Là một lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ xa xưa được người dân địa phương giữ gìn và phát triển, hội đua thuyền Tịnh Long không chỉ là một trò chơi thể thao đơn thuần nhằm biểu dương sức mạnh hay vui chơi giải trí, mà còn là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như cầu quốc thái dân an, cầu người yên vật thịnh, cầu mưa thuận gió hòa, cầu ruộng vườn tốt tươi…
Hội đua thuyền Tịnh Long
Để chuẩn bị cho cuộc đua, ngay từ giữa tháng Chạp trong không khí rộn ràng đón Tết Nguyên đán, các thôn cũng tiến hành bầu chọn các ban chuyên trách như đời sống, vận động, ban đua thuyền, ban lễ nghi khánh tiết, ban ghe thuyền… nhằm huy động mọi nguồn lực cho lễ hội. Mỗi thôn sẽ hình thành một đội đua thuyền gồm 22 đà công và thủy thủ ở độ tuổi 18 – 35, được nuôi ăn tập và phải tuân thủ một số quy tắc khá nghiêm ngặt. Ngoài yếu tố nhân lực, thuyền đua cũng đóng một vai trò không kém quan trọng khả dĩ đem lại thành, bại cho cuộc đua. Không giống như những thuyền thông thường, thuyền đua được tạo dáng thon và dài để hạn chế tối đa lực cản của nước.
Nghi thức cúng Tấn giang
Một chiếc thuyền đua ở Tịnh Long thường dài khoảng 11m, chứa được từ 14 đến 16 người (gồm 7 đôi dầm chèo, một dầm lái mũi và một dầm lái đuôi). Nếu trước đây thuyền đua Tịnh Long được làm bằng tre mê nan dài thì ngày nay người ta đã làm bằng đuy-ra (một loại nhôm) có mũi nhọn và cao. Do gắn với tín ngưỡng, mỗi khi đóng thuyền người ta phải chọn ngày lành tháng tốt. Khi thuyền đóng xong, được vẽ trang trí từ đầu đến đuôi bằng các hình vật trong tứ linh (Long, Ly, Qui, Phụng). Thuyền đua sẽ được thờ trong am, miếu của thôn. Hàng năm đến kỳ đua, thuyền sẽ được làm lễ hạ thủy với cờ, trống rộn ràng và khi đã đua xong lại được rước về am, miếu với cùng một nghi thức tương tự. Tuy nhiên, trước khi đưa thuyền vào hội, một nghi thức được cử hành gọi là lễ Tấn giang, được chọn ngày giờ cẩn thận và phụ thuộc vào tuổi của đội trưởng đội đua.
Rước thuyền từ miếu ra đình (bây giờ là Ủy ban Xã)
Vào sáng hôm chính hội, các đà công, thủy thủ sẽ tập trung về miếu của mỗi thôn trong trang phục truyền thống của “dân bơi” được bảo lưu từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay, gồm khăn chít đầu, dải thắt lưng (mỗi thôn một màu gồm xanh, đỏ, tím, vàng). Đoàn rước thuyền sẽ gồm đội bơi, đội tế và nhân dân trong thôn với sự phụ họa của trống và cờ quạt sẽ đưa thuyền về khoảng đất trống trước Ủy ban Xã để làm các thủ tục trước khi vào cuộc đua. (Trước đây việc rước thuyền này thường được tổ chức rất long trọng và náo nhiệt với điểm tập kết là đình Sông Tích. Do ngôi đình đã trở thành phế tích nên việc rước cũng mất đi tính linh thiêng cố hữu).
Rước thuyền vể Ủy ban Nhân dân Xã
Trường đua là một đoạn sông Trà Khúc thuộc xã Tịnh Long nơi có lòng sông phẳng, nước êm với độ sâu trung bình 2 – 3 m, giữa một khung cảnh thiên nhiên khá hữu tình với các núi đồi thấp ở phía Bắc và Cổ Lũy cô thôn nơi hữu ngạn phía Nam với các đồn Thạc Sơn, Bàn Cờ tạo thành một sân chơi lý tưởng cho một lễ hội tưng bừng. Với tổng diện tích khoảng 40.000m² được giới hạn bởi ba cọc tiêu có chiều dài 500m và 4 tiêu ngang mỗi tiêu cách nhau 20m, trong đó hàng tiêu rốn được dùng làm điểm xuất phát cũng đồng thời là điểm về đích. Theo quy định, mỗi đội phải đua trong hai ngày gồm bốn hiệp, mỗi hiệp gồm 4 vòng tương đương 4km. Trong mỗi hiệp đua, thuyền về nhất sẽ được tính 10 điểm, thuyền về nhì được 8 điểm, thuyền về ba được 6 điểm và thuyền về cuối cùng được 4 điểm. Sau hai ngày đua, điểm của bốn hiệp đua sẽ được cộng lại và tùy vào tổng số điểm sau cùng để xếp hạng chung cuộc.
Khán giả cổ vũ nhiệt tình
Mở đầu cuộc đua, bốn đội đua sẽ rước Thủy Tọa về trường đua theo bài bơi “hầu loan” và cắm neo Thủy tọa đối diện với cọc tiêu rốn – Thủy tọa được hình thành như một sân khấu nổi, được ghép lại bằng 4 chiếc thuyền từ vài hôm trước và được trang trí bằng cờ phướn rất sinh động. Đây là nơi điều hành cuộc đua, tổ chức lễ khai mạc, trao cờ lưu niệm, tiến hành bốc thăm…
Nỗ lực…
Vinh quang dành cho đội chiến thắng
Sau khi bốc thăm, các đội sẽ đưa thuyền về cọc tiêu qui định, chuẩn bị sẵn sàng chờ lệnh xuất phát. Sau ba hồi trống lệnh, cả bốn thuyền đều băng băng lao mình rẽ sóng trong tiếng hò reo cổ vũ của hàng ngàn người ở quanh trường đua và hai bên bờ sông, tạo nên một không khí sôi động và náo nhiệt…
Có thể nói ngày hội đua thuyền ở Tịnh Long là một ngày hội xuân đúng nghĩa, nó như một lời cầu chúc tốt đẹp mang lại nhiều niềm vui và hy vọng cho mọi người trong dịp năm mới về.
Mai Kim Thành
Ảnh: nguồn viettems.com (17.2.2009)
Dòng thời sự
- FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024
(02/12/2024) - LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn