Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

BÌNH ĐỊNH (QUI NHƠN)


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh

20/05/2011

ĐIỆN TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH


Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn giành được thắng lợi, nhà Nguyễn đã tiến hành chính sách trả thù tàn bạo mà dữ dội nhất là tại quê hương anh em Tây Sơn tại làng Kiên Mỹ, huyện Tuy Viễn, phủ Qui Nhơn (nay thuộc khối 1, thị trấn Phú Phong, cách thành phố Qui Nhơn chừng 40km về phía Tây Bắc). Nhiều ruộng vườn bị tịch thu làm công điền, nhiều ngôi nhà bị phá thành bình địa trong đó có ngôi nhà cũ của ông bà Nguyễn Phi Phúc (thân sinh Tây Sơn tam kiệt).

Với tấm lòng biết ơn những vị anh hùng dân tộc, bất chấp hiểm nguy rình rập, người dân Tuy Viễn đã góp công góp của dựng lại trên nền nhà cũ của anh em Tây Sơn một ngôi từ đường làm nơi thờ tự ông bà Nguyễn Phi Phúc. Ngôi từ đường này về sau cũng bị nhà Nguyễn phá hủy. Để tránh sự dòm ngó của triều đình, người dân đã phải mượn danh nghĩa Thành hoàng làng để dựng lên trên nền từ đường cũ ngôi đình làng Kiên Mỹ và xin sắc của nhà Nguyễn. Thực tế đình Kiên Mỹ được lập là để bí mật thờ “Ba ngài Tây Sơn”, hàng năm được cúng giỗ vào dịp lễ thường tân (tết cơm mới – 15 tháng 11 âm lịch) và chỉ cúng hương hoa cùng “mật cáo” chứ không có văn tế, trong khi Tổ đình vẫn được thờ ở miếu Vĩnh An (xóm Chợ hay xóm Hưng Trung) và được cúng tế linh đình hàng năm vào tháng Ba.

a 

Điện Tây Sơn – Ảnh: nguồn website Bình Định

Đình Kiên Mỹ đã từng nổi tiếng khắp vùng với những cột đình lớn đến nổi một người ôm không xuể, ký ức dân gian vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ:“Hạc chợ Đình, cột đình Kiên Mỹ”. Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, ngôi đình này đã bị phá hủy năm 1947 theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến nhưng dân làng cũng đã lập một miếu nhỏ để tiếp tục việc thờ tự anh em Tây Sơn.

Năm 1958, ngôi điện thờ chính thức mới được xây dựng và khánh thành vào năm 1960. Đến năm 1998 đã được nâng cấp tôn tạo qui mô hơn nhưng về đại thể vẫn không khác mấy so với kiến trúc ban đầu. Điện Tây Sơn được kiến trúc theo lối cổ và nhỏ nhưng vẫn thể hiện nét uy nghi tĩnh tại gợi liên tưởng đến khí phách anh hùng của các lãnh tụ kiệt xuất đất Tây Sơn. Trước tiên là cổng tam quan, qua khoảng sân rộng đến nhà bia và sau cùng là chính điện gồm 3 gian: gian giữa thờ Tây Sơn tam kiệt, hai gian hai bên thờ văn thần, võ tướng theo đúng nguyên tắc “tả văn hữu võ”.

a 

Tượng Quang Trung hoàng đế – Ảnh: nguồn hoangsa.org

Năm 2004, dịp kỷ niệm 215 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 -  2004), 9 bức tượng gồm Tây Sơn tam kiệt và văn thần, võ tướng đã được đưa vào thờ trong điện Tây Sơn. Đây là những bức tượng bằng chất liệu gốm dát vàng, mang phong cách tượng thờ truyền thống được thực hiện bởi họa sĩ Lê Đình Bảo và nhóm điêu khắc thuộc công ty Mỹ thuật Trung ương, gồm:

- Tượng Quang Trung hoàng đế (cao 2,55m kể cả phần đế bằng đá granite).

- Tượng Đông Định vương Nguyễn Lữ (cao 2,50m).

- Tượng Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc (cao 2,50m).

- Tượng Binh bộ thượng thư Ngô Thì Nhậm (cao 2,50m).

- Tượng Trung thu lệnh Trần Văn Kỷ (cao 2,50m).

- Tượng Đại tư mã Ngô Văn Sở (cao 2,50m).

- Tượng Thiếu phó Trần Quang Diệu (cao 2,50m).

- Tượng Đô đốc Bùi Thị Xuân (cao 2,50m).

- Tượng Đại tư đồ Võ Văn Dũng (cao 2,50m).

a 

Ban thờ Tây Sơn tam kiệt – Ảnh: nguồn vovnews

Tại điện thờ, án thờ hội đồng được đặt tại vị trí trung tâm, ngay cửa chính bước vào. Đối diện với án thờ là ba bàn thờ Tây Sơn tam kiệt: ở giữa là bàn thờ Quang Trung - Nguyễn Huệ (cao 1,13m), bên trái là bàn thờ Đông Định vương Nguyễn Lữ (cao 1,08m) và bên phải là bàn thờ Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc (cao 1,08m). Sáu bàn thờ các văn thần, võ tướng (cao 1m) được đặt hai bên: bên trái là bàn thờ các văn thần Binh bộ Thượng thư Ngô Thì Nhậm, Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ, Đại tư mã Ngô Văn Sở; bên phải là bàn thờ các võ tướng Thiếu phó Trần Quang Diệu, Đô đốc Bùi Thị Xuân, Đại tư đồ Võ Văn Dũng.

Điện Tây Sơn được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày29-4-1979. Hàng năm vào các ngày 4 và 5 tháng Giêng âm lịch, dịp kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Điện Tây Sơn cùng Bảo tàng Quang Trung lại rộn lên không khí lễ hội, vừa tưởng niệm các hào kiệt Tây Sơn thể hiện chân lý “uống nước nhớ nguồn”, vừa long trọng mừng chiến tích đại thắng quân Thanh lẫy lừng trong lịch sử dân tộc.

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành