VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
BÌNH ĐỊNH (QUI NHƠN)
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội
20/05/2011
LỄ HỘI ĐỐNG ĐA - TÂY SƠN (BÌNH ĐỊNH)
Hàng năm cứ vào dịp đầu xuân, người dân quanh vùng lại đổ về điện Tây Sơn tại thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn tham dự lễ hội Đống Đa được tổ chức vào các ngày 4 và 5 tháng Giêng âm lịch để tưởng nhớ các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Phút đăng quang của hoàng đế Quang Trung
Hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ ngồi trên voi chiến tổng chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn
Tuy chương trình lễ hội chính thức diễn ra vào ngày mồng 5 nhưng trong buổi chiều ngày mồng 4 có diễn ra các nghi thức lễ tế cổ truyền tại điện Tây Sơn nên ngay từ trưa nơi đây đã rộn ràng không khí lễ hội với khách vãng lai và một khu vực rộng lớn rợp trời cờ lọng, nghi trượng… Trong những năm gần đây nhất là từ năm 2009, dịp kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, phần lễ tế gồm dâng hoa và dâng hương tại tượng đài Quang Trung phía trước Bảo tàng và tại điện thờ Tây Sơn đã được tỉnh chỉ đạo tổ chức theo nghi thức truyền thống có kết hợp với dàn trống dân tộc và nền nhạc hiện đại, trong đó có 9 trống sấm tượng trưng cho Tây Sơn tam kiệt cùng 6 văn thần võ tướng được thờ bên trong điện Tây Sơn.
Trong không khí trang nghiêm của nghi thức dâng hương được phụ họa bởi dàn trống trận hào hùng, bài chiếu lên ngôi của Nguyễn Huệ được tuyên đọc như gọi hồn khí thiêng sông núi, giúp khách phó hội có cảm giác phấn chấn như được hòa nhập vào một vùng địa linh nhân kiệt nhuốm đầy hào khí non sông.
Tái hiện hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn hừng hực khí thế thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan quân Thanh
Qua ngày mồng 5, tuy các chương trình có thay đổi hàng năm nhưng dường như lúc nào cũng có phần ôn lại lịch sử truyền thống hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn với cuộc tiến công thần tốc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp…
Phút đăng quang của hoàng đế Quang Trung
Nếu tiết mục võ thuật Tây Sơn đã từng làm mê mẫn người xem với các bài quyền như “Lão mai độc thọ”, các bài roi như “Tấn nhất ô du” thì tiết mục nhạc võ cũng hút hồn người xem với tiết mục đánh trống bộ gồm 12 chiếc trống lớn nhỏ khác nhau được truyền nhân đời thứ 9 trong một gia đình truyền thống đánh trống Tây Sơn biểu diễn với màn “Song thủ đã thập nhị cổ”. Bằng đôi tay thần diệu cùng các động tác nhuần nhuyễn, người võ sĩ - nghệ sĩ đã khéo vận dụng không chỉ đôi bàn tay mà còn cả cổ tay, khuỷu tay, cánh tay tác động lên tang trống, vành trống và thân trống tạo nên một tổng hợp âm thanh hùng tráng. Cảnh diễn trận chiến Đống Đa cũng hấp dẫn không kém với qui mô và địa thế được dàn dựng công phu, huy động cả ngàn người vào cuộc thao diễn với chiêng trống, cờ xí, đồn lũy, trang phục, voi trận… y như thật, đã thực sự làm sống lại khí thế hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn năm xưa.
Voi trận đi giữa cờ xí rợp trời
Chiến thắng khải hoàn mùa xuân năm 1789
Ngoài nghi lễ truyền thống, phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa dân gian với sự tham gia của các dân tộc Kinh, Ba-na, Chăm… như diễn tấu cồng chiêng, ca kịch bài chòi, thi đấu võ cổ truyền, đua thuyền nan trên bến Trường Trầu… đã đem lại cho người phó hội nhiều sự phấn khích và niềm vui trong những ngày đầu xuân.
Mai Kim Thành
Ảnh: Trí Tín (VnEpress.net – 7.2.2011)
Dòng thời sự
- FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024
(02/12/2024) - LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn