Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Di tích - Bảo tàng

29/04/2011

BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM ĐÀ NẴNG


Tọa lạc trên một gò đất có nhiều cây lớn nằm kề bên dòng sông Hàn thơ mộng, tại nơi tiếp giáp giữa các đường Trưng Nữ Vương, 2 - 9, Bạch Đằng Tây và Trần Phú là một công trình kiến trúc đường bệ mang phong cách Gothique cách tân kết hợp với mô-típ Chămpa khá lạ lẫm nhưng vẫn hài hòa với không gian chung quanh, đó là bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm (Musée Cham) được Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Français Extrême Orient – EFEO) bảo trợ xây dựng từ tháng 7-1915 và được hai kiến trúc sư Delaval và Auclair thiết kế, với mục đích giới thiệu những cổ vật Chăm khai quật được từ Quảng Bình đến Bình Định vào cuối thế kỷ XIX.

 a

Ảnh: nguồn tocdo.vn

a 

Một góc Bảo tàng điêu khắc Chăm

Năm 1919 khi công trình xây dựng đã cơ bản hoàn thành, bộ sưu tập do Henri Parmentier thu thập được từ thế kỷ XIX đã được bố trí và giới thiệu đến công chúng. Sang những năm đầu thập kỷ 1930, tòa nhà đã được mở rộng với 2 phòng trưng bày hai bên, thẳng góc về phía trước tòa nhà cũ để có thể tiếp nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật được ở Trà Kiệu, Trà Bàn. Công trình mở rộng này hoàn thành vào năm 1936. Đến năm 1939, bảo tàng chính thức khánh thành và được đặt tên “Viện Bảo tàng Henri Parmentier” để ghi công nhà khảo cổ học người Pháp.

 a

Đài thờ Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VII–VIII; chất liệu: sa thạch; nguồn gốc: Mỹ Sơn)

a 

Vũ nhạc triều đình (thế kỷ VII; chất liệu: sa thạch; nguồn gốc: Mỹ Sơn)

Năm 1958 khi người Pháp chuyển giao cho chính quyền miền Nam quản lý, bảo tàng được đổi tên thành Cổ Viện Chàm. Trong những năm tiếp theo, kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo cổ đã thiết kế nới rộng diện tích các sảnh trưng bày trên nguyên tắc tôn trọng kiến trúc nguyên thủy nên vẫn giữ được sự hài hòa nơi các công trình.

Từ sau 1975, Cổ Viện Chàm được đổi thành Bảo tàng Điêu khắc Chăm trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đến ngày 2-7-2007, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 5070/QĐ-UBND thành lập Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, một đơn vị độc lập trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bảo tàng đã được đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm nhiều hiện vật mới phát hiện trong thời gian gần đây, đặc biệt vào tháng 7-2004 đã hoàn tất việc cải tạo và mở rộng với việc xây mới tòa nhà 2 tầng ở phía sau khu nhà cũ có diện tích sử dụng khoảng 2.000m² dành cho trưng bày và hơn 500m² kho, xưởng phục chế và phòng làm việc. 

 a

Trang trí trên bệ thờ Trà Kiệu

a 

Tượng thần Siva - đấng hủy diệt (thế kỷ XIII–XIV; chất liệu: sa thạch; nguồn gốc: Tháp Mẫm – Bình Định)

Hiện Bảo tàng đã sưu tầm được gần 2.000 hiện vật lớn, nhỏ gồm các loại hình như tượng, đài thờ và vật trang trí là những tác phẩm nguyên bản bằng các chất liệu sa thạch, đất nung hay đồng, thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, có niên đại từ thế kỷ VII đến XV, trong đó có gần 500 hiện vật đang trưng bày trong nhà bảo tàng, một số trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật được cất giữ trong kho. Đây là bộ sưu tập độc đáo và qúy giá nhất trên thế giới về nghệ thuật điêu khắc Chăm. Về bố cục giới thiệu, theo ý tưởng ban đầu của Henri Parmentier, các hiện vật được phân loại trưng  bày theo nguồn gốc địa điểm phát hiện hoặc khai quật và cách bố trí này cơ bản vẫn được duy trì cho đến nay, gồm:

- Phòng Quảng Trị (trưng bày 14 tác phẩm hầu hết có niên đại từ thế kỷ VII – VIII).

- Hành lang Quảng Nam (trưng bày 32 hiện vật có niên đại từ thế kỷ VII – VIII và IX – X).

- Hành lang Quảng Ngãi (trưng bày 14 hiện vật có niên đại từ cuối thế kỷ X đến giữa thế kỷ XI).

 a

Thần Gác cửa  (thế kỷ IX-X; chất liệu: sa thạch; nguồn gốc: Đồng Dương)

a 

Đài thờ (thế kỉ XII; chất liệu: đá sa thạch; nguồn gốc: Tháp Mẫm)

- Phòng Trà Kiệu (trưng bày 43 hiện vật có niên đại từ thế kỷ VII – VIII và  XI – XII).

- Phòng Mỹ Sơn (trưng bày 18 hiện vật gồm nhóm hiện vật trong các tháp chính, nhóm hiện vật ở các tháp phụ và nhóm các hiện vật trang trí trên mi  cửa hoặc trên tường tháp có niên đại từ thế kỷ VII – XV).

- Phòng Đồng Dương (trưng bày các hiện vật có niên đại khoảng từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X).

- Phòng Tháp Mẫm (trưng bày 67 hiện vật có niên đại từ thế kỷ XII – XV).

- Phòng trưng bày mở rộng được khai trương từ 28-4-2004 giới thiệu gần 150 tác phẩm thuộc nhiều phong cách khác nhau, chủ yếu sưu tầm được từ sau 1975 gồm các bộ sưu tập Quảng Trị, Trà Kiệu, Quảng Nam, An Mỹ, Chiên Đàn, Bình Định – Tháp Mẫm, Quá Giáng – Khuê Trung và Phú Hưng.

- Tại khu nhà mới, tầng 1 trưng bày những hiện vật sưu tầm được từ sau 1975 và một số hiện vật trước đây được cất giữ trong kho, tầng 2 dành trưng bày nền văn hóa Chăm đương đại gồm các sưu tập về trang phục, nhạc cụ, hình ảnh lễ hội của dân tộc Chăm…

a 

Những không gian lưu dấu hồn xưa

a 

Du khách tại Bảo tàng điêu khắc Chăm – Ảnh: nguồn tocdo.vn

Tham quan nơi đây, du khách có cơ hội tìm hiểu các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm cổ thông qua các hiện vật thu được từ kinh thành Simhapura (khu vực Trà Kiệu ngày nay), thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, Trà Bàn (Bình Định)… với những nét điêu khắc sống động, đẹp và khỏe khoắn, phản ảnh không chỉ thời cực thịnh của một vương triều, mà còn thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc Chămpa trong thời hưng vượng, một nền văn minh đã phát triển rực rỡ trên dãi đất miền Trung trong suốt nhiều thế kỷ.

Mai Kim Thành     

Ảnh: Hà Thành (vov.vn – 15.1.2011)

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành