Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

QUẢNG NAM (HỘI AN)


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội

08/04/2011

LỄ HỘI CẦU BÔNG - QUẢNG NAM


Cách thành phố Hội An gần 3km về phía Đông Bắc, làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế, với 40ha đất trồng rau và 220 hộ canh tác từ lâu đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm rau thơm như xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò… Trải qua chừng 400 năm kể từ khi những lưu dân đầu tiên đến Quảng Nam lập nghiệp và phát hiện ra vùng đất thích hợp để gieo trồng rau mùi này, thì đã thành truyền thống cứ vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch, người dân làng rau lại rộn ràng lễ cúng Cầu Bông, một nghi thức cầu mưa thuận gió hòa với ước mong mùa màng bội thu và muôn nhà được no ấm.

a 

Lễ hội được tổ chức ngay tại những cánh đồng trồng rau màu mỡ của làng nghề 400 năm tuổi.

Ngay từ sớm tinh mơ, nhà nhà đã tất bật chuẩn bị lễ vật cúng thần tại gia đình. Mâm cúng nhất thiết phải có một con gà trống, 5 đĩa xôi hồng và 1 ly rượu trắng. Theo phong tục, miệng gà phải ngậm hoa, trên lưng gà cắm một con dao được vót từ tre, còn trên mỗi đĩa xôi phải cắm 1 bông hoa rực rỡ. Trong không khí phấn khởi của ngày hội làng, tiếng chiêng, trống rộn rã từ đình Tiền Hiền như càng giục giã người dân hai làng Đông, Tây và các vùng lân cận về dự lễ nghinh thần.

a 

Các đoàn rước về nơi hành lễ.

Trước khi đi vào phần lễ tế, đoàn rước thần sẽ đi qua các ngõ làng, thôn xóm. Mở đầu là hai hàng cờ, biển dong cao, tiếp đến là đoàn phụ nữ mặc áo dài nghiêm trang tay dâng mâm ngũ quả, kiệu thần với lư hương và án thờ được 4 chàng trai trong lễ phục cung nghinh, tiếp sau là đội gia lễ, đội cổ nhạc, các nghệ nhân và bô lão với áo dài khăn đóng chỉnh tề.

Khi đoàn rước về đến đình, theo truyền thống các bô lão cử hành nghi thức cúng đất và cúng âm linh. Bàn thờ cúng đất luôn đặt đối diện với bàn cúng  chính, trên đó ngoài văn tế âm linh với nội dung thành kính tri ân tiên tổ, ngưỡng vọng công đức những người đã khai hoang mở cõi, còn bày hoa quả, gạo, muối, thịt heo và áo giấy. Trên bàn thờ chính, ngoài bánh trái, hương hoa, luôn luôn phải có một con gà giò. Đây là gà trống vừa mới lớn, có màu lông đẹp được luộc thật cẩn thận để phần da và gân không bị suy suyển.

a 

Ảnh: nguồn tabaloxuquang.com

Sau khi cử hành xong phần tế lễ, các cụ cao niên sẽ tập trung xem giò gà. Nếu thấy giữa bàn chân gà đầy đặn, thì có nghĩa là năm đó xóm làng sẽ được bình an, mùa màng gặp nhiều thuận lợi…

Không chỉ dừng lại ở phần lễ, phần hội tiếp nối được mở đầu bằng hội thi cuốc đất trồng rau. Những người nông dân giỏi từ các thôn, xóm sẽ được chọn ra để thi thố những kỹ thuật, từ cuốc đất, vun luống, đến chăm tỉa và trồng các loại rau thơm. Người đoạt giải sẽ đem lại vinh dự cho xóm, thôn và sẽ được bà con tổ chức ăn mừng thật rôm rả.

a 

Ảnh: nguồn tabaloxuquang.com & vannghedanang

 a

Ảnh: nguồn tabaloxuquang.com

Phần hội càng thêm sôi động với hội thi nấu ăn, hát hò khoan đối đáp, đặc biệt thi làm món “Tôm hữu” là một món ăn đặc trưng của làng, được dùng trong các lễ cúng, hội hè hay đãi đằng khách qúy. Từ những sản phẩm của làng rau cộng với những thực phẩm bình dị như lát thịt, con tôm, người dân Trà Quế đã rất điệu đàng khi làm thành một món ăn truyền thống, với con tôm cong cong kẹp lát thịt cùng cọng rau húng tươi xanh, được buộc bằng một tép hành dài quấn quanh – ba thứ ấy siết chặt lại làm thành món ăn “Tôm hữu”, tượng trưng cho tình bằng hữu của người dân quê, vì vậy mà đã có người gọi bằng cái tên “Tam hữu”.

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành