Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

HÀ NỘI


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh

10/10/2010

ĐỀN THỦ LỆ


Đền Thủ Lệ được dựng trên đất phường Thị Trại xưa (tức trại Thủ Lệ), nay nằm trong công viên Thủ Lệ, thuộc quận Ba Đình, cách trung tâm Hà Nội 6km về hướng Tây. Cổng đền có đắp hình hai con voi qùy phục nên quen được gọi là đền “Voi Phục”.

Đền Thủ Lệ -- Ảnh: NGÔ VĂN PHÚ (Anninhthudo – 27.1.2008)

Đền thờ Linh Lang Đại Vương, là Trấn Tây trong Thăng Long tứ trấn của kinh thành ngày xưa. Theo thần phả còn lưu ở đền thì Linh Lang có tên là Lý Hoàng Chân, sinh năm Giáp Thìn (1064), là hoàng tử thứ hai của vua Lý Thánh Tông, mẹ là cung phi Hạo Nương.

Tương truyền lúc còn nhỏ tuổi, Hoàng Chân đã nổi tiếng kiếm cung, văn võ song toàn. Tháng giêng năm Bính Thân (1076) và mùa xuân năm Đinh Tỵ (1077), dưới sự thống lĩnh của Thái Úy Lý Thường Kiệt, hoàng tử Hoàng Chân lúc đó mới 12 - 13 tuổi đã chỉ huy đội tượng binh và kỵ binh, rồi thủy binh, góp phần đánh tan giặc Tống xâm lược.

a

Đền Thủ Lệ -- Ảnh: NGÔ VĂN PHÚ (Anninhthudo – 27.1.2008)

Chiến thắng trở về, vua muốn nhường ngôi nhưng hoàng tử khước từ, chỉ xin về sống với mẹ ở ngôi nhà ngoài Thị Trại. Sau đó ít lâu bị bệnh rồi mất; vua cho lập đền thờ ngay trên ngôi nhà hoàng tử ở và phong Thượng Đẳng Phúc Thần, ngoài ra còn miễn lao dịch cho dân trại để họ có thể chuyên tâm lo việc cúng tế tại đền, nên Thị Trại đã đổi thành Thủ Lệ với ý nghĩa “giữ lệ cúng tế”.

Mai Kim Thành

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành