Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

HÀ NAM


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Khu du lịch

13/03/2011

KHU DU LỊCH SINH THÁI NGŨ ĐỘNG SƠN


Nằm trên địa phận thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Ngũ Động Sơn là một khu danh thắng rộng khoảng 10ha với núi non trùng điệp và một rừng trúc rất nên thơ. Từ thành phố Phủ Lý, du khách đi thuyền ngược sông Đáy chừng 8km là đến động, hoặc qua cầu Hồng Phú rồi theo quốc lộ 21A đến Km 8 sẽ tiếp cận Ngũ Động Sơn.

aẢnh: nguồn saigonsuntravel.com

Ngũ Động Sơn là tên gọi năm hang đá tiếp nối nhau, hình thành một dãy động liên hoàn trong lòng núi Quyển Sơn với chiều dài hơn trăm mét. Tương truyền núi này rất linh thiêng, không ai dám đụng vào một cành khô hay cây cỏ nên được gọi là Cấm Sơn – núi Cấm, cũng do trên núi có loại cỏ thi chữa được bệnh nên núi còn có tên gọi Thi Sơn. Có lẽ do nối kết với ý nghĩa tâm linh mà núi Cấm giữ được nét nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú, nhiều cây lớn và cây có dây leo che phủ kín đồi. Đứng từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng sơn thủy hữu tình hay tìm đến bàn cờ tiên tìm hiểu thú tiêu dao của các vị tiên ông một thuở.

a

Nhiều bạn trẻ đến đây để được khám phá núi Thi Sơn

Tham quan Ngũ Động Sơn, du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi các khối thạch nhủ lần lượt hiện ra với đủ hình thù kiểu dáng. Trên các bức vách của động, thiên nhiên đã khéo vẽ nên những cảnh tượng kỳ thú. Nơi đây có những phiến thạch nhủ rỗng nên khi gõ vào nghe được những âm điệu trầm bỗng tựa như tiếng trống, tiếng chiêng… đã khiến không gian trở nên huyền bí lạ lùng. Tại động 4 có một lối nhỏ dẫn đến một giếng nước trong và không sâu lắm, có thể nhìn thấy những chú cá lội nhỡn nhơ. Trên lối vào động 5, những khối thạch nhũ đã tạo thành 3 cái cửa tự nhiên, cách biệt nhau bởi những cột đá, thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm, có cửa nhủ đá lại mang hình thù như một cặp voi đang chầu…

a

Một đoạn hang để tới các động

Tuy sở hữu một thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng do thời gian dài không được quản lý thấu đáo, phong cảnh nơi đây đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Mãi đến những năm đầu thế kỷ 21, nhất là từ năm 2006 khi công ty xây dựng Xuân Trường được giao đầu tư xây dựng khu tâm linh Ngũ Động Sơn, thì cảnh quan nơi đây mới dần được quan tâm. Với tổng diện tích 2.042,39ha thuộc địa phận hai xã Khả Phong và Ba Sao, dự kiến nơi đây sẽ xây dựng một khách sạn 5 sao với 100 phòng, một khách sạn 3 sao với 300 phòng, một sân golf 18 lỗ với diện tích 90ha cùng nhiều hạng mục khác thuộc khu du lịch tâm linh… Nhiều người đã khấp khởi mừng và hy vọng khi dự án này hoàn thành vào năm 2020, sẽ đem lại nhiều hứng khởi kích thích du lịch Hà Nam phát triển.

a

Vẻ đẹp của Ngũ Động Thi Sơn

Đáng tiếc là trong vài năm trở lại đây, khu tâm linh Ngũ Động Sơn đã bị xâm hại trước sự bàng quan của các cấp chính quyền. Trong một thời gian ngắn, những kẻ vô lương tâm đã thẳng tay đập phá lấy đi phần ngọn của những rặng nhủ đá, nơi có những hình thù trông tựa như chú Cuội, chị Hằng hay voi, rùa… nhuốm màu sắc huyền thoại. Nghiêm trọng nhất là ở động số 3 và số 4, ngay cả vách đá trên có khắc lệnh xuất quân của Lý Thường Kiệt phản  ảnh một giai đoạn lịch sử hào hùng cũng bị triệt phá không thương tiếc, nhiều dấu vết đập phá và đánh mìn tại cửa động phía Tây… Cùng chung số phận bi đát của nhủ đá Ngũ Động Sơn, nhiều cây gỗ quý trên núi Cấm cũng đã bị cưa trộm bất chấp niềm tin thánh tín đã được cụ thể thành lệ làng gìn giữ qua bao đời (!). (theo Thành Nam – Công an Nhân dân online 11-11-2008).

a

Đền Trúc cổ kính rêu phong

Khu danh thắng Ngũ Động Sơn được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ 20-1-1994. Thật oái oăm khi Khu di tích này với nhiều dấu ấn linh thiêng huyền bí đã bị tàn phá không nương tay. Chỉ vì chút tư lợi nhất thời mà người ta đã đành đoạn phá đi một thắng tích, một lịch sử hào khí được gìn giữ vun đắp từ nhiều đời. Những người có trách nhiệm sẽ trả lời với con cháu và lịch sử như thế nào khi một di sản quốc gia đang dần bị khai tử, khi một thắng tích không còn hấp dẫn khách du lịch (?).

Mai Kim Thành

Ảnh: Gia Nguyễn (nguồn baodatviet – 4.2.2010)

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành