Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

HẢI DƯƠNG


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Làng nghề

06/03/2011

LÀNG GIÀY TAM LÂM


Tam Lâm hay 3 làng Trắm là tên gọi chung 3 làng Phong Lâm, Văn Lâm và Trúc Lâm thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, nơi được biết đến với nghề làm giày dép da từ cách nay 5 – 6 thế kỷ.

Nguyên từ thế kỷ 16, ngành thuộc da của Việt Nam vẫn còn rất non kém, những sản phẩm làm ra không thể so với sản phẩm cùng loại mang về từ nước ngoài. Để có thể khắc phục tình trạng yếu kém này, triều đình nhà Mạc đã cử tiến sĩ trẻ Nguyễn Thời Trung đi sứ sang nhà Minh với sứ mạng cao cả là phải học cho được những kỹ năng và kinh nghiệm làm giày dép từ nước láng giềng. Ra đi với quyết tâm cao, Nguyễn Thời Trung cùng 3 người thợ giỏi của làng là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính và Phạm Sĩ Bân đã nỗ lực học hỏi và tích cóp được những kiến thức qúy báu trong lãnh vực thuộc da cũng như chế biến các sản phẩm từ da. Trở về quê hương, các ông đã phổ biến kinh nghiệm làm giày, dép da đến dân chúng, nhất là dân làng Tam Lâm.

a

Ảnh minh họa

Sau này một số dân làng Tam Lâm có điều kiện ra Thăng Long sinh sống, họ đã đem theo nghề của làng và sớm thành danh tại kinh đô. Trong giai đoạn đầu, những người thợ Tam Lâm sống tập trung hình thành phường Hải Tượng thuộc tống Hữu Túc, huyện Thọ Xương, rồi phát triển dần sang đất Tả Khanh, lập nên phố Hàng Da tồn tại đến ngày nay. Nơi đây những cửa hiệu tên tuổi như Đức Mậu, Vĩnh Thái, Tú Liêu… đều có chủ hiệu hay chuyên gia kỹ thuật chính là người Tam Lâm. Không quên người đã có công thăng tiến và truyền nghề đến dân làng, những người con gốc Tam Lâm đã dựng đền vọng thờ Nguyễn Thời Trung như tổ nghề tại 40 phố Hàng Hành.

Trong những thế kỷ trước, do điều kiện kinh tế và xã hội phát triển không đồng bộ, nhu cầu các mặt hàng da tập trung ở các thành phố lớn nên người thợ Tam Lâm đã phải bươn chải khắp từ Nam chí Bắc. Tuy nhiên, từ trong thâm tâm, những người con Tam Lâm vẫn thầm mong có ngày nghề giày da được vinh danh trên chính quê hương mình. Niềm mong mỏi tha thiết ấy nay đã thành hiện thực khi ngày càng có nhiều xí nghiệp giày da hiện đại được xây dựng trên mãnh đất Hải Dương.

Nếu ngày nay việc xuất khẩu giày da và các mặt hàng bằng da đã là một trong nhiều mũi nhọn chủ lực của đất nước, thì người dân Tam Lâm nói chung và người thợ giày Tam Lâm nói riêng có quyền tự hào đã góp phần tích cực vào sự thành đạt của ngành giày da Việt Nam, đem lại uy tín nhất định cho sản phẩm Việt Nam khi tham gia vào thị trường thế giới…

Mai Kim Thành

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành