Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm đến khác

25/02/2011

PHỐ TÂY BA-LÔ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Nằm ngay trung tâm quận 1, “Phố Tây ba-lô” là cụm từ mới xuất hiện chừng mươi lăm năm trở lại đây để chỉ một khu vực gồm các đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện, Đỗ Quang Đẩu được du khách nước ngoài tìm đến lưu trú trong những khách sạn tuy nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi với giá cả sinh hoạt rất bình dân. Khách đến đây gồm đủ mọi thành phần, lứa tuổi và thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, họ thường đi một cách tự phát và không theo một chương trình du lịch nào nhất định. Từ đây họ có thể thuê xe đạp, xe máy để khám phá thành phố hay thực hiện những tour du lịch “mở” ngắn ngày đến nhiều thành phố khác, thậm chí đến tận Lào hay Campuchia.

a

Ảnh: nguồn thoangsaigon.com

Nguyên trước 1975 đường Phạm Ngũ Lão là một khu vực tập trung trụ sở các cơ quan báo chí, hành chánh dưới chế độ Sài Gòn với dân cư thưa thớt và đời sống khá bình lặng. Trong khoảng thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước, nơi đây đã dần hình thành một khu du lịch “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt) của thành phố, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch bình dân. Những du khách dạng “homestay” đầu tiên đã sớm “quảng bá” sự thân thiện của cộng đồng cư dân nơi đây và tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều người biết và đến lưu trú tại khu vực này hình thành khu phố Tây ba-lô. Theo khảo sát của các cơ quan chức năng, du khách “Tây ba-lô” đến và đi ở khu vực này ước khoảng 5.000 lượt mỗi ngày, chiếm khoảng 50% lượng khách nước ngoài đến thành phố.

a

Một bác xích lô hạ xe cho ông khách Tây bước xuống

a

Một phụ nữ Việt Nam đang bán đồ lưu niệm cho khách.

Có cung ắt có cầu, những người dân nơi đây đã sớm nắm bắt và tổ chức khai thác các loại hình dịch vụ, từ những công việc đơn giản như cung ứng nhu yếu phẩm, giặt ủi, cho thuê xe hai bánh… đến các hình thức qui mô hơn như truy cập internet, ăn uống, vui chơi, giải trí… Nhiều nhà được cải tạo để cho thuê phòng hay xây mới những nhà nghỉ mini, khách sạn mini… Các con hẻm nhỏ cũng sôi động hẳn lên với việc xuất hiện ngày càng nhiều những quán càfé, quán bar, shop thời trang… Để có thể giao tiếp hoặc giới thiệu với khách những điểm đến trong thành phố, người dân nơi đây đã phải nỗ lực vượt qua rào cản về ngôn ngữ – từ những người buôn bán trong các shop đến những bác tài xế xích-lô đều phải học nói tiếng Anh, nhờ vậy khu phố Tây đã trở thành một đặc khu du lịch thu hút nhiều khách du lịch nhất của thành phố.

a

Cùng đội mũ bảo hiểm lên đầu và đi xe ôm.

a

Đặt phòng tại khách sạn Quê Hương, hai du khách này được dẫn qua đường để nhận phòng nghỉ.

Có thể nói hầu hết cư dân khu vực đều rất hào hứng kinh doanh du lịch với hệ thống nhà hàng, khách sạn, các văn phòng du lịch, các dịch vụ ăn theo mọc lên san sát trên các con đường trong khu vực – một điểm son đáng ghi nhận là nơi đây không có hiện tượng chặt chém hay chèo kéo khách và có tinh thần cạnh tranh khá lành mạnh. Hoạt động kinh doanh ở “khu phố Tây” cũng được chính quyền đặc biệt quan tâm, giờ giấc được nới lỏng đã tạo nhiều thuận lợi trong sinh hoạt của du khách nên dù ngày hay đêm nơi đây vẫn tấp nập người qua lại. Vào các dịp lễ, tết, nơi đây còn có nhiều hoạt động rất năng động như biểu diễn văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, giới thiệu các món ăn truyền thống, các mặt hàng mỹ nghệ, thời trang… không chỉ thu hút du khách mà còn tạo điều kiện cho họ hiểu hơn về lối sống và con người thành phố.

a

 

Một nhóm khách Phi châu đang ngồi chơi trên vườn hoa bên cạnh đường Phạm Ngũ Lão.

a

 

Nhớ nhà thì lên mạng, gửi email hoặc chát!

Sự hình thành và phát triển của khu phố Tây ba-lô đã tạo nên tiếng tăm không chỉ trong phạm vi thành phố, mà còn lan tỏa trên bình diện quốc tế. Bên cạnh sự phải chăng của các dịch vụ, không thể không nói đến lòng hiếu khách của cư dân khu vực. Chính cách hành xử thân thiện của người dân nơi đây đã tạo nên sự tin cậy cần thiết và làm yên lòng những người khách đến từ phương xa. Việc du khách đổ xô về khu phố Tây cũng tạo nên sự tương tác, giúp cộng đồng có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, đồng thời là dịp quảng bá rất tốt hình ảnh thành phố và đất nước đến với du khách và bạn bè quốc tế, góp phần tích cực thúc đẩy du lịch thành phố ngày càng phát triển…

Mai Kim Thành

Ảnh: Trần Lưu – nguồn giadinh.net.vn

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành