Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh

24/02/2011

CHÙA GIÁC VIÊN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Tọa lạc trên một đảo nhỏ trong khu du lịch Đầm Sen thuộc quận 11 trên vùng đất Bình Thới vốn được xếp vào hàng thắng cảnh của đất Gia Định xưa, chùa Giác Viên nguyên là một am nhỏ được dựng từ năm 1798 với tên gọi Quan Âm Các. Tương truyền Hòa thượng Hải Tịnh khi đại trùng tu chùa Giác Lâm, đã chọn khu đất chùa Giác Viên hiện nay làm bến xếp vật liệu bên rạch Hố Đất (rạch Tân Hòa) trước khi chuyển tiếp đến chùa Giác Lâm cách đó 2km bằng đường bộ, và để tiện bề đôn đốc, Hòa thượng đã cho dựng một nhà lá để thờ Phật.

a

Theo thời gian lượng Phật tử lui tới ngày một đông, Quan Âm Các cũng phải được mở rộng cho tương xứng và đến năm 1850 đã chính thức đổi thành chùa Giác Viên. Trong thời gian này chùa được dùng làm cơ sở chính học tập khoa ứng phú của vùng Chợ Lớn.

a

Chùa được bố cục theo kiểu chữ “trung” với chiều ngang 70m và dài 58m. Đáng chú ý là bộ sườn gỗ được chạm trổ tinh xảo đặc trưng cho kiến trúc cổ truyền Nam bộ. Đáng tiếc là qua các đợt trùng tu lớn vào các năm 1958, 1961, 1962, chùa bị pha tạp nhiều màu sắc phương Tây.

a

Hiện chùa còn lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc với những nét khắc chạm tinh xảo như những tấm thêu trên mặt gỗ. Đặc biệt nơi đây còn giữ được chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng nhà sư Hải Tịnh, vị tổ sáng lập chùa Giác Viên và một gốc lão mai. Chùa Giác Viên được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1993.

Mai Kim Thành

Ảnh: nguồn Binh Anson (1-2007)

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành