Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh

24/02/2011

CHÙA GIÁC LÂM - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Nằm tại khu đất có địa chỉ số 118 đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình thuộc vùng Phú Thọ Hòa ngày xưa, chùa Giác Lâm hay Sơn Can, Cẩm Đệm là một trong số những ngôi chùa cổ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, được ông Lý Thụy Long là một người Minh Hương xây cất năm 1744, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do dựng trên gò Cẩm Sơn nên trong thời gian đầu, chùa còn được biết đến với tên gọi Cẩm Sơn. Theo nhiều sử liệu, nguyên trước khi dựng chùa vùng đất nơi đây là một gò tròn, phong cảnh đẹp với “nhiều cây cao tựa rừng, hoa nở tựa gấm”… Tuy địa thế nhỏ nhưng sớm chiều mây khói lửng lờ tạo nên một cảnh đẹp u nhã. Vào mỗi dịp giai tiết, người ta thường nhóm hội làm chỗ du thưởng hay ngâm vịnh…

a

Ảnh: nguồn yeudulich.vn

Qua khỏi cổng tam quan có ghi 3 chữ Hán “Giác Lâm tự”, du khách sẽ gặp ngay khu mộ tháp các vị sư tổ phái Lâm Tế là một trong năm chi phái kế thừa đạo giác ngộ của tổ Huệ Năng thuộc dòng đạo Bổn Nguyên, bởi vậy chùa còn được gọi là Tổ đình Giác Lâm. Trước sân chùa dưới bóng cây bồ đề có đặt tượng Quan Thế Âm bồ tát (cây này do đại đức Narada mang từ Sri-lanka sang trồng ngày 18.6.1953).

a

Ảnh: nguồn twip.org

Chùa Giác Lâm có kiến trúc “đồ sộ” với 56 cột màu nâu sẫm to hơn vòng tay ôm, trên mỗi cột đều có chạm khắc câu đối thếp vàng công phu, các bao lam cũng được chạm nổi theo chủ đề tứ linh và tứ qúy. Đặc biệt chùa còn giữ đôi câu đối của Trịnh Hoài Đức khi còn làm Hiệp Tổng trấn Thành Gia Định, được treo ở gian thờ tổ. Phải nói nhờ vào số hoành phi và câu đối khá nhiều lại được đặt san sát đã làm cho không gian nơi đây thêm phần cổ kính và tôn nghiêm.

a

Ảnh: nguồn my.opera.com

Tại gian chánh điện ngoài các tượng Phật tam thế gồm Di Đà, Thích Ca và Di Lặc ở phần trung tâm, hai bên còn có các tượng Quan Âm bồ tát và Thế Chí bồ tát. Dọc theo hai bên tường là các tượng Thập bát La hán, Thập điện Diêm vương, Tổ sư Đạt Ma và Long Vương… Trước bàn thờ Phật đặt cây đèn dược sư 49 ngọn, bên mỗi ngọn đều có gắn một tượng Phật nhỏ. Đằng sau chánh điện là nơi đặt bàn thờ tổ, thờ các vị Hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm.

Trải hơn 260 năm tồn tại, chùa đã qua nhiều đợt trùng tu, lớn nhất là vào các năm 1798 và 1909. Chùa Giác Lâm được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1989.

Mai Kim Thành

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành