Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

HÀ NỘI


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh

10/10/2010

ĐỀN PHÙ ĐỔNG


Đền Phù Đổng hay đền Thánh Gióng được xây dựng tại xã Phù Đổng (làng Gióng) thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội 17km về hướng Đông Bắc. Đây là quê hương của người anh hùng thần thoại mà theo truyền thuyết đã đánh tan giặc Ân thời vua Hùng thứ 6.

Tương truyền mẹ Thánh Gióng vốn tuổi cao nhưng vẫn chưa có con, một hôm ra thăm vườn dẫm phải một vết chân lớn mà thụ thai sinh ra Thánh Gióng. Đó là vào thời vua Hùng thứ 6, lúc này đất nước đang bị giặc Ân phương Bắc xâm lược, đóng binh ở núi Châu Sơn đất Vũ Ninh (Bắc Ninh cũ). Nhà vua đã phải cho thông tri cầu người giúp nước.

a

Đền Phù Đổng -- Ảnh: CHẾ TRUNG HIẾU (nguồn Panoramaio)

Thánh Gióng tuy đã 3 tuổi vẫn chưa thấy nói cười, vậy mà khi nghe báo mõ đã bật dậy đòi mẹ mời sứ giả vào và yêu cầu về tâu với vua xin đúc ngựa sắt roi sắt để ông đi giết giặc.

Khi ngựa sắt roi sắt được đem đến, Thánh Gióng vươn vai đứng đậy, người cao lớn khác thường, nhảy lên ngựa mang roi sắt đi đánh giặc. Ông hăng hái xông vào trận tiền, khi roi sắt bị gãy liền nhổ bụi tre đánh tiếp, tướng sĩ giặc Ân thua chạy. Sau khi dẹp giặc xong, Thánh Gióng cỡi ngựa lên đỉnh núi Vệ Linh (Đa Phúc), cởi áo giáp để lại rồi biến mất.

Để ghi nhớ công ơn người anh hùng, nhà vua đã ra lệnh lập đền thờ ở quê làng Gióng, trên nền nhà cũ và phong “Phù Đổng Thiên Vương”.

3

Đền Phù Đổng -- Ảnh: CHẾ TRUNG HIẾU (nguồn Panoramaio)

Đến thế kỷ 11, khi dời đô về Thăng Long, Lý Công Uẩn đã cho tu bổ đền Phù Đổng và ban hành tổ chức hội Gióng vào ngày 9 - 4 âm lịch hàng năm. Đền cũng đã qua nhiều lần tu sửa và những gì hiện thấy như Bái đường, Hậu cung, nhà thủy đình giữa ao trước đền để tổ chức múa rối nước đều do đợt sửa chữa lần cuối vào năm 1888. Tại đền có pho tượng Thánh Gióng khá lớn, đặt giữa hai dãy tượng các vị tướng hầu cận. Nơi đây còn có cỗ ngai vàng được chạm trổ công phu, đôi chóe sứ tương truyền do bà Đặng Thị Huệ, vợ chúa Trịnh cung tiến vào năm 1660. Ngoài ra còn có đôi rồng đá và đôi sư tử đá tại bậc cửa với nét khắc chạm thật khỏe và phóng khoáng đã tôn thêm vẻ đẹp cho ngôi đền.

Đền Phù Đổng được gọi là đền Thượng vì cách đó không xa phía ngoài chân đê cũng có một ngôi đền khác dựng từ năm 1693 thờ mẹ của Thánh Gióng được gọi là đền Mẫu hay đền Hạ.

Hội Gióng (6 – 12 tháng 4 âl) là dịp tụ hội dân 4 làng vùng này tham gia diễn xướng ca múa nhạc. Tuy là một nghi thức thờ tự anh hùng dân tộc nhưng cũng đồng thời thể hiện tính lạc quan yêu đời, sức chiến đấu bền bỉ của người dân nước Việt.

Mai Kim Thành

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành