Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

QUẢNG TRỊ


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Di tích - Bảo tàng

03/01/2011

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ


Nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị trên địa phận hai làng Cổ Vưu (Trí Bưu) và Thạch Hãn cách quốc lộ 1A chừng 2km về phía Đông, thành cổ Quảng Trị là một công trình thành lũy gần kinh đô nhất được vua Gia Long cho dựng từ năm 1801 trên phần đất làng Tiền Kiên (Triệu Thành), đến năm 1809 được dời về làng Thạch Hãn. Ban đầu thành được đắp bằng đất, đến năm 1827 vua Minh Mạng đã cho xây lại bằng gạch kiên cố tồn tại đến ngày nay.

aẢnh: nguồn yuio.violet.vn

Thành Quảng Trị được cấu trúc theo kiểu Vauban gồm 4 mặt thân thành và tại 4 góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài có tác dụng kiểm soát 4 mặt thành và cửa thành. Bao quanh thân thành là hệ thống hào thành có chu vi 2.160m. Các cửa Tiền, Hậu, Tả, Hữu rộng 3,4m được xây theo kiểu vòm cuốn, bên trên có vọng lâu với mái cong lợp ngói âm dương, phía trước là chiếc cầu bắc qua hào thành được xây dựng khá kiên cố.

aẢnh: Phạm Văn Lộc (nguồn photo.tamtay.vn)

Bên trong thành, ngoài các công trình như cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh Án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Miết, Kho Thóc, Thương Chính, Nhà Kiểm Học, còn có hành cung là một ngôi nhà ba gian hai chái được bao quanh bằng hệ thống tường dày có chu vi chừng 400m với hai cửa ra vào – đây là nơi nhà vua đến lễ bái, thăng chức cho các quan địa phương hay tham dự các lễ tiết được tổ chức định kỳ. Sau này khi người Pháp đặt chính quyền bảo hộ, họ đã cho xây dựng thêm tòa Mật thám, trại lính Khố Xanh, cơ quan thuế đoan, nhà lao…

aẢnh: Phạm Văn Lộc (nguồn photo.tamtay.vn)

Nhiều người hẵn còn nhớ “mùa hè đỏ lửa” năm 1972, tại Thành cổ đã nổ ra cuộc đọ sức lịch sử giữa một bên là các chiến sĩ quân Giải phóng miền Nam vượt qua hàng rào điện tử Mac Namara “bất khả xâm phạm” của Mỹ giải phóng Quảng Trị và một bên là hỏa lực Mỹ và quân đội Sài Gòn được yểm trợ tối đa bằng khí tài quân sự hiện đại với ảo tưởng lấy lại Quảng Trị trong vòng hai đến ba ngày (!). Trên một chu vi chưa đầy 2km, Thành cổ Quảng Trị đã phải chịu đựng một lượng bom đạn có sức công phá bằng nhiều quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật) năm 1945, những mãng tường dài đã rạn nứt, đổ sụp vì không chịu nỗi sức chấn động mà theo hãng thông tấn UPI“vùng thị xã Quảng Trị như đang có động đất”, Thành cổ biến thành một vùng bình địa tan hoang… Có lẽ đây là lần đầu tiên các chiến sĩ quân Giải phóng phải đương đầu trực diện với bom đạn và “sức mạnh” Mỹ nhưng họ đã kiên cường bám thành chiến đấu liên tục 81 ngày đêm trong điều kiện không cân sức, thiếu thốn và hết sức gian nan.

aTượng đài “Lửa thép cổ thành” - Ảnh: nguồn saigontoserco.com

Tháng 12 năm 1986, cùng với các di tích có liên quan như Trường Bồ Đề, Ngã ba Long Hưng, nhà thờ Trí Bưu, nhà thờ Long Hưng, chốt Hưng Quang, Thành cổ Quảng Trị đã được Bộ Văn hóa công nhận di tích quốc gia. Từ tháng 2 - 1992, Bộ Văn hóa đã đầu tư tôn tạo xây dựng Thành cổ thành một khu tưởng niệm – cửa Tiền được xây dựng lại, quần thể tượng đài “Lửa - Thép Cổ thành” khá đẹp được dựng lên tưởng niệm hàng ngàn chiến sĩ đã anh dũng nằm xuống, nhưng khi đối diện với những phần tường còn lại hằn sâu vết bom đạn, lẽ nào chúng ta lại không nhận ra đây mới chính là tượng đài hoành tráng nhất về một cuộc chiến tranh đã qua đi…

Mai Kim Thành

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành