VIỆT NAM
- Tây Bắc bộ
- Đông Bắc bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Duyên hải Bắc Trung bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
LẠNG SƠN
Tiêu điểm
ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP
Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…
Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp” – "Southeast Asia - Feel The Warmth".
» Giới thiệu » Tổng quan
14/11/2010
TỈNH LẠNG SƠN
DƯ ĐỊA CHÍ
Nằm tại miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, Lạng Sơn là một tỉnh địa đầu có 253km biên giới phía Đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây của nước Trung Hoa, phần còn lại giáp với các tỉnh Quảng Ninh về phía Đông Nam, Bắc Kạn, Thái Nguyên về phía Tây Nam, Bắc Giang về phía Nam và Cao Bằng về phía Bắc. Với diện tích tự nhiên 8.187,25km² trong đó đồi, núi, rừng chiếm đến 80%, Lạng Sơn là điểm cư trú của 704.663 người dân theo thống kê 1-4-1999 với 80% dân số định cư ở nông thôn và mưu sinh bằng nông nghiệp. Về mặt hành chánh, Lạng Sơn có tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn và 10 huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quang, Văn Lãng, Tràng Định, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập.
Ngay từ khi mới hình thành, Lạng Sơn đã là vùng cửa ngõ quan trọng giao thương với phương Bắc trong các lãnh vực quân sự, chính trị và ngoại giao. Phan Huy Chú đã giới thiệu trong Lịch triều Hiến chương Loại chí: “Lạng Sơn đời cổ là đất Lạc Long, Tần là quận Nam Hải, Hán thuộc quận Giao Chỉ, Đường đổi là Giao Châu.”. Cũng qua sách này ông cho biết địa giới Lạng Sơn: “Lạng Sơn Nam giáp An Quảng, Bắc giáp Ai Quán, Tây tiếp Kinh Bắc, Đông liền Cao Bằng – Hàng nghìn ngọn núi la liệt, hàng muôn khe suối quanh vòng, khí núi độc đường đất hiểm trở đi lại khó khăn…”.
Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, Lạng Sơn luôn là nơi đầu sóng ngọn gió, là “phên dậu” bảo vệ tổ quốc trước tham vọng xâm lược của ngoại bang. Nơi đây từng ghi dấu nhiều chiến công hiển hách chống quân phương Bắc xâm lược, như cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giết chết chủ tướng Hầu Nhân Bảo, chiến thắng năm 1077 đánh bại cánh quân Quách Qùy kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, chiến công trận Ma Lục (Chi Lăng) năm 1287 trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai và đỉnh cao là trận Chi Lăng ngày 10-10-1427 giết chết chủ tướng Liễu Thăng và làm tan tác hơn một vạn quân Minh…
TIỀM NĂNG…
Do nằm trong khu vực có nhiều biến đổi qua các đợt vận động địa chất từ hàng trăm triệu năm nên cùng với Cao Bằng, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều núi đá vôi nhất trong số các tỉnh miền núi ở phía Bắc, với Mẫu Sơn là đỉnh núi cao nhất (1542m so với mặt biển). Địa hình nơi đây tương đối phức tạp với hệ thống sơn khối đá vôi nằm ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và Hữu Lũng có tổng diện tích khoảng 1500km², còn chủ yếu là núi đất xen kẻ các thung lũng nhỏ hẹp nằm ở các huyện khác, nhiều nơi có những cánh đồng thung lũng rộng thích hợp cho việc thâm canh lúa nước như Thất Khê (Tràng Định), Bình Gia, Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng, nhiều khu rừng nguyên sinh còn lại ở Hữu Liên (Hữu Lũng)…
Với địa hình nghiêng về phía khu vực sông Tây Giang theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, Lạng Sơn có mạng lưới sông suối khá dày với tổng chiều dài hơn 400km, hình thành hệ thống sông Kỳ Cùng ở phía Bắc (gồm sông Kỳ Cùng dài 170km, sông Bằng Giang dài 54km, sông Bắc Khê dài 30km, hệ thống sông Lục Nam) và hệ thống sông Thương ở phía Nam (gồm sông Rồng dài 30km, sông Trung dài 52km).
Là nơi quần cư nhiều dân tộc như Nùng (43,9%), Tày (35,9%), Kinh (15,3%), Dao, H’Mông, Sán Chỉ, Cao Lan cùng một số dân tộc nhỏ như Lô Lô, Ngái… với bản sắc văn hóa và những phong tục tập quán khác nhau, Lạng Sơn sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú với lối hát giao duyên sli, thể loại ca nhạc tín ngưỡng then của người Nùng; tục ngữ, ca dao, hát lượn, hát đám cưới, hát ru con của người Tày; truyện cổ, bài hát, thơ ca của người Dao; nhạc cụ khèn với những bản tình ca réo rắt của người H’Mông; hình thức sinh hoạt văn nghệ sình ca của người Sán Chỉ; các điệu hát sường cô giao duyên nam nữ rất đặc sắc của người Ngái…
Lạng Sơn còn là một trong những cái nôi của loài người với những di chỉ hóa thạch nổi tiếng được phát hiện tại Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng có niên đại cách ngày nay 475.000 năm, hàng loạt các di chỉ thuộc nền văn hóa Bắc Sơn, một số di chỉ có niên đại muộn hơn như văn hóa Phai Vệ, Phia Điểm, Mai Pha, Na Dương… đã góp phần chứng minh mạch sống liền lạc của con người trên đất Lạng Sơn trải qua các thời kỳ.
… VÀ TRIỂN VỌNG
Là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình 251m và trên 100m so với mặt biển nhưng Lạng Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa không khác mấy so với các tỉnh Bắc bộ, khá mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 17 - 22ºC, rất thuận lợi phát triển du lịch. Từ Hà Nội đến Lạng Sơn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường sắt theo quốc lộ 1A – đoạn Hà Nội - thị xã Lạng Sơn dài 154km, Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng dài 170km.
Ngoài địa hình tự nhiên với núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như chùa Tiên, động Nhị - Tam Thanh, sông Kỳ Cùng, hòn Vọng Phu, hang Gió, núi Mẫu Sơn…, thiên nhiên Lạng Sơn còn sản sinh ra những sản vật đặc trưng nổi tiếng như đào Mẫu Sơn trái to và thơm ngọt một thời là vật tiến vua, hồng không hạt ở Bảo Lâm, cam, quýt ở Bắc Sơn, mận, lê ở Tràng Định… bên cạnh đó còn có những món ăn dân gian nổi tiếng do người xứ Lạng chế biến như vịt quay Thất Khê, lợn quay, phở chua… đã thành những nét chấm phá lung linh, làm cho du lịch Lạng Sơn ngày càng hấp dẫn đối với du khách đến từ khắp bốn phương…
Mai Kim Thành
Dòng thời sự
- LỄ KHAI MẠC NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(14/03/2024) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA - ĐIỆN BIÊN 2024
(01/01/2024) - FESTIVAL HOA - KIỂNG SA ĐÉC (ĐỒNG THÁP) LẦN THỨ I
(27/12/2023) - LỄ HỘI NHO & VANG NINH THUẬN 2023
(03/06/2023) - NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2023 - BÌNH THUẬN - HỘI TỤ XANH
(02/01/2023)
Bài mới
- LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN PHỦ
(31/01/2024) - LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO - ĐIỆN BIÊN PHỦ
(06/01/2024) - HỘI MỪNG GIÁNG SINH TẠI CÁC ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
(24/12/2023) - PHÚ QÚY - HUYỆN ĐẢO GIỮA BIỂN XANH
(17/12/2023) - LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TỈNH BÌNH THUẬN
(19/09/2023)
Bài đọc nhiều
- HỒ ĐẠI LẢI - KHU DU LỊCH SINH THÁI HẤP DẪN
(06/10/2012) - DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN (VĨNH PHÚC)
(08/12/2012) - THỦY ĐIỆN YALY (GIA LAI)
(06/04/2013) - ĐỀN SÓC (ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN)
(10/10/2010) - LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH
(03/09/2011)
Danh mục nội dung
- TỈNH - THÀNH PHỐ
- LỄ HỘI
- LÀNG NGHỀ
- ĐẶC SẢN
- DI TÍCH - BẢO TÀNG
- ĐIỂM HẸN TÂM LINH
- THẮNG CẢNH
- KHU DU LỊCH
- ĐIỂM ĐẾN KHÁC
TÌM NHANH DỊCH VỤ
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân
- Nhà hàng - Quán ăn
- Bar - Quán giải khát
- Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm
- Nhà sách
- Cho thuê xe du lịch
- Vận chuyển nội thị - Taxi
- Vận chuyển liên tỉnh
- Cho thuê xe tự lái
- Cho thuê xe gắn máy
- Minilab
- Tắm hơi, xoa bóp
- Cắt, uốn tóc
TIN NÓNG KHUYẾN MÃI
Góc thư giãn