Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Tiêu điểm

 LOGO VÀ SLOGAN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Ngày 27-12-2011 tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã công bố tiêu đề và biểu tượng mới của chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Tiêu đề “Timeless Charm” – “Vẻ đẹp bất tận” vừa có tính kế thừa vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian cũng như sự đa dạng của các sản phẩm du lịch Việt Nam.

Slogan du lịch Việt Nam

 

HƯỚNG VỀ NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2018 - HẠ LONG - QUẢNG NINH


19/05/2016

UNESCO VINH DANH 16 DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI


Chiều 19-5-2016 tại hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) diễn ra tại thành phố Huế (Việt Nam), Ủy ban này đã công bố danh sách 16 di sản tư liệu thế giới do 10 nước đệ trình, gồm Trung Quốc (4 hồ sơ), các nước Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam (2 hồ sơ), các nước Iran, Myanmar, Mông Cổ, Nhật, Singapore, Uzbekistan (1 hồ sơ). Di sản Tư liệu Thế giới là danh hiệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO, ra đời từ năm 1994.

Trao bằng công nhận di sản  

Trao bằng công nhận di sản “Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế” – Ảnh: nguồn thethaovanhoa.vn

Có mặt trong số hồ sơ đệ trình MOWCAP lần này, “Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế” và “Bộ mộc bản trường học Phúc Giang” của Việt Nam đều có những nét riêng độc đáo. Nếu ở di sản “Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế”, việc sử dụng thơ văn chữ Hán vừa làm họa tiết trang trí, vừa biểu đạt tư tưởng là điều khá hiếm gặp trong hệ thống kiến trúc cung đình bằng gỗ thuộc các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc xưa, thì di sản “Bộ mộc bản trường học Phúc Giang” lại là một trường hợp khá thú vị do được cất giữ bởi một dòng họ…

Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế

Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế - Ảnh: nguồn tintuchue.net

Được đánh giá cao trong số những bộ hồ sơ được vinh danh lần này là toàn bộ “Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế”, hình thành trong giai đoạn 1802 - 1945 với gần 3000 ô thơ chạm khắc, sơn thếp hay cẩn xà cừ trên gỗ; 146 ô thơ văn viết tráng men thành pháp lam; 78 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ… Điều đáng lưu ý là các ô thơ văn trang trí này đều là những nguyên bản duy nhất và chưa từng bị can thiệp về chất liệu, họa tiết cũng như nội dung… Các nghệ nhân nghề mộc cổ truyền cung đình xưa đã biết dung hợp các yếu tố mỹ thuật, kỹ xảo trang trí, thư pháp… để sáng tạo nên một phong cách nghệ thuật mang đậm truyền thống Huế của Việt Nam.

Thơ văn trên kiến trúc điện Thái Hòa

Thơ văn trên kiến trúc điện Thái Hòa – Ảnh: nguồn vanhoa.gov.vn

Một di sản khác của Việt Nam là “Bộ mộc bản trường học Phúc Giang” hay còn gọi “Mộc bản Trường Lưu” cất giữ tại thư viện Phúc Giang của dòng họ Nguyễn Huy thuộc làng cổ Trường Lưu (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), là những bản khắc dùng để in các tài liệu phục vụ cho hoạt động văn hóa và giáo dục được chế tác trong thời gian từ 1758 - 1788 với gần 400 bản khắc ngược chữ Hán - Nôm. Những mộc bản này được khắc trên gỗ thị theo thể chân như, mỗi mặt gồm khoảng 18 đến 20 hàng chữ, được biên soạn và tổ chức chế tác bởi các học giả của dòng họ Nguyễn Huy như Nguyễn Huy Ánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự… đều có thời gian tham gia giảng dạy tại Quốc Tử Giám.  

Mộc bản Trường Lưu

Mộc bản Trường Lưu – Ảnh: nguồn thethaovanhoa.vn

Theo thống kê, trong số gần 400 bản khắc này có trọn vẹn 12 bộ sách Nho gia, bao gồm 2 tập “Tính lý toản yếu” (sách rút gọn lại bộ sách do các nhà Nho đời Minh biên soạn), 9 tập “Ngũ kinh toản yếu” (gồm các kinh Thư, Thi, Lễ, Dịch và Xuân Thư), 1 tập “Thư viện quy lễ” (những lễ nghi, phép tắc trong trường học). Điểm đặc biệt của di sản này là nội dung liên quan đến giáo dục ở một làng quê xa chốn kinh thành, có giá trị trên nhiều phương diện, nhất là khi di sản này thể hiện được tư tưởng của UNESCO ngày nay về việc thiết yếu xây dựng một xã hội học tập và đào tạo những con người tài, đức vẹn toàn…

... được in rập và đóng thành quyển

Mộc bản Trường Lưu được in rập và đóng thành quyển – Ảnh: nguồn vov.vn

Tính đến nay, Việt Nam đã có 6 di sản được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thế giới, gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sĩ triều Lê - Mạc (di sản tư liệu thế giới); Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế và Bộ mộc bản trường Phúc Giang (di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương).

ASEAN Traveller (Tổng hợp)     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành