Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Thailand


THAILAND

BANGKOK


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".

 


» Giới thiệu » Tham quan » Di tích - Bảo tàng

22/06/2015

KHU DI TÍCH ĐẠI HOÀNG CUNG THAILAND (BANGKOK)


Năm 1782, sau khi lật đổ Taksin và sáng lập nhà Chakri, vua Rama I đã quyết định dời nơi ở của hoàng gia từ kinh đô cũ Thonbari bên tả ngạn sông Chao Phraya (bờ Tây) tới Rattanakosin bên hữu ngạn sông Chao Phraya (bờ Đông) - nơi ngày nay là trung tâm Bangkok. Tại đây, nhà vua đã cho xây dựng một vương cung có qui mô lớn nhất trong lịch sử Thailand, có tên gọi Thái ngữ “พระบรมมหาราชวัง” (Phra Borom Maha Ratcha Wang).

 Đại Hoàng cung Thailand

Đại Hoàng cung với kiến trúc pha trộn Á - Âu – Ảnh: nguồn dulichnamdinh.com.vn

“Phra Borom Maha Ratcha Wang” hay Đại Hoàng cung tọa lạc trong một khuôn viên rộng lớn với diện tích 218.400m² cạnh dòng sông Mi Nam. Dựa theo cách bố cục của cung vua tại Ayuthaya, Đại Hoàng cung có hai cổng ra vào chính, bao quanh là tường cao với tổng chiều dài 1.900m, trên tường thành có bố trí các lỗ châu mai. Các công trình kiến trúc trong đại hoàng cung không phải được xây dựng cùng lúc nhưng được các vị quốc vương kế tục thêm vào trong giai đoạn trị vì của mình, đã tạo nên một phức hợp kiến trúc cổ kính và trang nghiêm, pha trộn từ truyền thống Thailand, Trung Hoa đến thời Phục hưng Pháp, Ý…

 Trang trí tại Đại hoàng cung

Trang trí tại ngôi chùa hoàng gia – Ảnh: nguồn thailan.org

Trong khu vực Đại Hoàng cung, các công trình kiến trúc có thể tạm chia thành hai phần chính: đền thờ Phật ngọc và các cung điện. Xuất phát từ thực tế Đại Hoàng cung với những đền, tháp dát vàng, đồng thời cũng do ngôi chùa hoàng gia có tôn trí pho tượng Phật ngọc nổi tiếng được nhiều người Thái sùng mộ mà khu Đại Hoàng cung đã được gọi bằng cái tên thể hiện lòng kính ngưỡng: “Chùa Vàng”. Cũng từ cung cách “dát vàng” vào những đền tháp ở hầu khắp Thailand mà đất nước này đã được mệnh danh là “xứ sở của Chùa Vàng”…

- Wat Phra Kaew hay chùa Phật Ngọc (Emeral) là một ngôi chùa hoàng gia, nơi duy nhất không có các nhà sư an cư tu tập. Do trong nội cung chùa có tôn trí một pho tượng Phật tạc từ ngọc bích nguyên khối (kích thước 48cm x 46cm) và là quốc bảo đệ nhất của Thailand nên chùa được xếp vào hàng linh thiêng nhất.

 Tượng Phật Ngọc

Tượng Phật Ngọc tại Wat Phra Kaew – Ảnh: nguồn dulichnamdinh.com.vn

Người Thái tin rằng nơi đâu có tôn trí tượng Phật Ngọc thì ở đó sẽ có nhiều điều may mắn. Do ngôi chùa trong hoàng cung có tôn trí tượng Ngọc Phật nên không chỉ đem lại nhiều may mắn cho hoàng gia mà còn cả sự hưng thịnh, phồn vinh cho đất nước…

- Cung điện Hoàng gia hay Hoàng cung là nơi ở và làm việc của Hoàng gia Thailand từ khi xây dựng cho đến đời vua Rama V. Năm 1946, vua Rama IX đã chuyển về ở và làm việc tại cung điện Chitralada gần đó. Tuy vậy Cung điện Hoàng gia vẫn là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng, trong đó bao gồm cả lễ đăng quang của quốc vương, các nghi thức hoàng gia thường niên và các yến tiệc quốc gia…

- Cung điện Huy Hoàng: sau khi quốc vương Ananda Mahidol (Rama VIII) qua đời vào năm 1946, quốc vương kế vị là Bhumibol Adulyadej (Rama IX) đã cho xây dựng một cung điện mới trên khu đất rộng 1,5km², đó là cung điện Huy Hoàng gồm đền thờ hoàng tộc, một viện bảo tàng nhỏ lưu giữ nhũng đồ tạo tác sưu tầm như vũ khí hoàng gia, những đồng tiền cổ…

Cung điện Huy Hoàng  

Cung điện Huy Hoàng – Ảnh: nguồn datviettour.com

- Cung điện Hakri Maha Prasad hay còn gọi Tiết cơ cung là nơi nhà vua đăng triều cùng các quan viên triều thần bàn việc chính sự. Đây cũng là nơi các vị nguyên thủ quốc gia, các vị đại sứ ra mắt quốc vương…

- Cung điện Chitralada là nơi ở của quốc vương Thailand Bhumibol Adulyadej (Rama IX) và hoàng hậu Sirikit. Đây là vị quốc vương đầu tiên của triều đại Chakri dã sống ở cung điện Chitralada.

Ngoài ra, còn có các công rình nổi bật như tháp Phra Sri Rattana tựa một biệt thự cao tầng hình ngọn núi, dùng để quàn ướp di hài nhà vua vừa băng hà, thư viện Phra Mondop bảo quản toàn bộ Kinh Phật Thailand cùng những bộ kinh tiêu biểu trên hế giới…

 Tháp Phra Sri Rattana

Tháp Phra Sri Rattana dát vàng – Ảnh: Absolutevisit (nguồn giadinh.net.vn)

Ngày nay Đại Hoàng cung là một trong những khu du lịch nổi tiếng không chỉ tại Thailand mà còn cả trên thế giới, bởi đây là công trình hoàng gia tiêu biểu của Thailand được bảo tồn tốt nhất qua các triều đại. Du khách đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, cũng đều có cơ hội mục kích khu vực Đại Hoàng cung tỏa sáng lấp lánh. Điều đó cũng dễ hiểu bởi hầu như các đền, tháp nơi đây đều được dát bằng những lá vàng, phản chiếu lung linh dưới ánh nắng mặt trời…

Mai Kim Thành (Tổng hợp)     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành