Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Cambodia


CAMBODIA

PHNOM PENH (thành phố)


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".

 


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm hẹn tâm linh

20/03/2014

CHÙA VÀNG - WAT PREAH KEO MORAKAT (PHNOM PENH)


Nằm về phía trái hoàng cung trong quần thể kiến trúc cung điện Hoàng gia Campuchia, Wat Preah Keo Morakat là một ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất Campuchia không chỉ về mặt kiến trúc mà còn cả về nghệ thuật, quen được biết đến với tên gọi “Chùa Bạc”, “Chùa Vàng” hay chùa “Phật ngọc lục bảo”. Do đây là nơi nhà vua tổ chức Thọ Bát Quan Trai Giới hay hoàng tộc và những quan viên triều thần tổ chức các nghi lễ Phật giáo nên chùa không có nhà sư tu trì.

Chùa Phật ngọc lục bảo  

Chùa Phật ngọc lục bảo – Ảnh: nguồn vietcambodiatravel.com

Nguyên chùa có tên Wat Uborsoth Rothannaream, được xây dựng bằng vật liệu gỗ vào năm 1892 dưới thời vua Preah Norodom. Năm 1902, chùa được tháo dở để xây dựng mới bằng gỗ và gạch, khánh thành vào ngày 5-2-1903 cũng dưới triều vua Norodom. Năm 1962, nhận thấy chùa đã hư hại nhiều, thái hậu Kossomak Nearyreath đã đề nghị vua Sihanouk xây cất lại bằng vật liệu kiên cố. Chùa mới đã được trùng tu bằng xi-măng, các cột được ốp đá Italia và nền chùa lát bằng 5.239 tấm bạc được làm thủ công theo khổ gạch lát nền (20 x 20cm), mỗi tấm có trọng lượng 1,125kg. Tên Wat Preah Keo Morakat có thể được đặt từ lần trùng tu này, lấy từ Keomorakat là tên một Phật tử ở một ngôi chùa khác, đã hằng tâm tạc nhiều tượng Phật từ đá qúy.

Một số công trình trong khuôn viên chùa  

Một số công trình trong khuôn viên chùa – Ảnh: nguồn hotdeal.vn

Do nền chùa được lát toàn bằng bạc nên khách Tây phương đã gọi là “Chùa Bạc”, trong khi khách châu Á lại thích gọi “Chùa Vàng” do bởi chùa có một pho tượng Phật Maitreya (Đức Phật tương lai) bằng vàng ròng có kích thước lớn bằng người thật, được vua Preah Bat Samedech Preah Sisowath đúc năm 1904 theo di huấn của vua Norodom. Tượng Phật Maitreya này nặng 90kg, được gắn 2.086 viên kim cương trong đó có viên 25 carat gắn trên vương miện và viên 20 carat gắn ở ngực. Chùa còn nổi tiếng với pho tượng Phật tọa thiền làm bằng ngọc xanh rất qúy hiếm (cũng có thông tin pho tượng này làm bằng pha lê) cao chừng 60cm (trên thế giới chỉ có một ở Thái Lan, một ở Tích Lan, một ở Miến Điện và mới gần đây có thêm một ở Úc), vì vậy mà người Campuchia quen gọi là chùa “Phật ngọc lục bảo”.

 Bức tranh sử thi liên hoàn

Bức tranh sử thi liên hoàn được vẽ trên tường hồi lang chùa – Ảnh: Mk. Thành

Bao quanh ngôi chùa là bốn bức tường được bố trí như dãy hồi lang có mái che với tổng chiều dài 642m, trên đó là những bức tranh liên hoàn mô tả nội dung sử thi kinh điển Ramayana của Ấn Độ (Reamker). Tranh có chiều cao 3m, được vẽ trong những năm 1903 - 1904 do một nhóm sinh viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của họa sỹ Vichitre Chea và kiến trúc sư Oknha Tep Nimit Thneak. Đáng tiếc là qua thời gian với sự nghiệt ngả của thiên nhiên, một phần của bộ tranh đã bị hư hỏng. Những hồi lang này từng được sử dụng làm chỗ học kinh điển của các nhà sư trước khi trường dạy Pāli được mở vào năm 1930.

 Nội điện chùa Phật ngọc lục bảo

Nội điện chùa Phật ngọc lục bảo – Ảnh: nguồn toptravels.com.vn

Nội điện chùa không có cột, ngay giữa điện là ngôi tháp chính, trên tòa tháp yên vị bức Phật ngọc lục bảo. Phía trước tháp là tượng Phật Maitreya bằng vàng ròng được đặt trong tủ kính. Phía sau tháp đặt ngai vàng - một chiếc kiệu được phủ và trang trí bằng 23kg vàng, có hai cáng dọc bên dưới để 8 người có thể khiêng. Trong dịp đăng quang, nhà vua sẽ ngự tọa và diễu hành từ trên chiếc kiệu này. Tại đây còn có bức tượng Phật xá lị được yên vị trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc cùng vô số tượng Phật đủ kích cỡ bằng vàng, bạc, đồng, gỗ qúy, ngà voi… Nền chùa lát bằng 5.239 tấm bạc trang trí hoa văn tinh xảo (hiện nay toàn bộ nền đã được phủ lớp thảm bảo vệ, chỉ để dành một ô nhỏ ngay cửa vào chính giữa để khách tham quan có thể hình dung).

 Vua Shihamoni trên kiệu vàng

Vua Shihamoni trên kiệu vàng trong ngày đăng quang – Ảnh: chụp lại từ hình trưng bày tại phòng triển lãm phía sau chùa Bạc.

Trong khuôn viên chùa, ngoài ngôi chính điện ở vị trí trung tâm, bên cạnh còn có một thư viện nhỏ lưu trữ tam tạng kinh điển Pāli; tòa nhà Dhammasalas dành cho chư tăng tụng kinh trong dịp lễ Phật hay để hoàng gia tiếp khách; đồi nhân tạo nhỏ Mondop tượng trưng cho núi Kailassa, trên đỉnh có ngọn tháp là gian thờ, nơi có chứa đựng một dấu chân của Đức Phật và 108 tượng nhỏ, diễn tả 108 kiếp trước khi Đức Phật chứng quả; ngôi nhà Keong Preah Bat là nơi chứa dấu chân của 4 vị Phật và Phật Di Lặc; Tháp chuông ở góc phía sau và mô hình Angkor Wat là di tích của nền văn hóa văn minh Khmer.

Dấu chân của 4 vị Phật

Dấu chân của 4 vị Phật – Ảnh: Mk. Thành

Cũng trong khuôn viên chùa, phía trước chính điện có nhà tôn tượng vua Norodom trong tư thế cưỡi ngựa nhìn thẳng về phía trước. Đây là tác phẩm được các nghệ nhân Pháp tạc năm 1875 tại Paris, do vua Napoleon III tặng và được đặt trong khuôn viên chùa từ năm 1892. Trước nhà tôn tượng, hai bên là hai tháp mộ của vua Ang Duong (1845 - 1860) và vua Norodom (1834 - 1904) đều được xây dựng năm 1908. Phía sau chính điện là hai tháp mộ của vua Norodom Suramarit và hoàng hậu Kossomak Nearireath được xây dựng năm 1955 - 1960, là thân phụ và thân mẫu của vua Sihanouk và là ông, bà nội của quốc vương Sihamoni hiện nay. Bên hông chính điện còn có tháp mộ của công chúa Kantha Bopha (con gái của vua Sihanouk, mất năm 1952 khi mới 4 tuổi do bệnh bạch hầu), được xây dựng năm 1960.

 Tượng vua Norodom

Tượng vua Norodom là quà tặng của vua Napoleon III – Ảnh: Mk. Thành

Là một ngôi chùa hoàng gia, Wat Preah Keo Morakat rõ ràng có chức năng tàng trữ các bảo vật tôn giáo hơn là thờ tự. Nơi đây lưu giữ hơn 1.050 tượng Phật và báu vật bằng vàng, bạc, đồng cùng những vật liệu có giá trị do nhà vua, thái hậu Kossomak Nearyreath, các dòng họ qúy tộc hoàng gia cung hiến, được xem như quốc bảo của vương quốc Campuchia. Năm 1985 - 1987, chùa được tổng trùng tu, đặc biệt tu bổ các bức tranh tường Reamker.

 Tượng Phật tại nhà Keong Preah Bat

Nhiều tượng Phật tại nhà Keong Preah Bat – Ảnh: Mk. Thành

Tham quan chùa Phật ngọc lục bảo cùng các công trình kiến trúc trong quần thể cung điện hoàng gia, du khách có dịp chiêm ngưỡng kiến trúc truyền thống Campuchia thật sinh động qua các họa tiết, điêu khắc, chạm trổ…, tưởng như gặp lại quá khứ của một đất nước hiển hiện qua từng bước chân…

Mai Kim Thành (Tổng hợp)     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành