Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

THỪA THIÊN - HUẾ


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Di tích - Bảo tàng

19/10/2011

LĂNG VUA GIA LONG


Thiên Thụ lăng hay lăng vua Gia Long tọa lạc trên địa bàn xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách bờ Bắc dòng Tả Trạch 2km và cách kinh thành khoảng 12km về hướng Nam. Thực tế nơi đây là một quần thể lăng mộ hoàng gia nằm rải rác trên vùng gò đồi cận sơn với 42 núi đồi lớn nhỏ có chu vi đến 11.234,4m theo như tài liệu của nhà nghiên cứu người Pháp Léopol Cadière.

Toàn cảnh Thiên Thụ lăng – Ảnh: nguồn nguyendangbinh.org 

Toàn cảnh Thiên Thụ lăng – Ảnh: nguồn nguyendangbinh.org

 Khởi công xây dựng từ năm Giáp Tuất (1814) lúc Thừa Thiên Cao hoàng hậu, quý phi của vua Gia Long vừa qua đời, công trình kéo dài đến năm Canh Thìn (1820) mới hoàn tất, sau khi nhà vua băng hà. Theo Quốc Triều Chính Biên và Đại Nam Thực Lục, thầy địa lý Lê Duy Thanh, con của nhà bác học Lê Quý Đôn đã tìm được cuộc đất này, nơi “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt một vạn năm”, nhưng đích thân vua Gia Long đã khảo sát thực địa, duyệt định vị thế và theo dõi sát sao việc xây dựng ngôi nhà vĩnh cửu của mình.

Đường lên lăng Gia Long – Ảnh: nguồn huexuavanay.com 

Đường lên lăng Gia Long – Ảnh: nguồn huexuavanay.com

Nằm trên một ngọn đồi tương đối bằng phẳng, Thiên Thụ lăng có mặt chính quay về hướng Nam, lấy ngọn Đại Thiên Thụ làm tiền án, 7 ngọn núi phía sau làm hậu chẩm, mỗi bên có 14 ngọn núi tạo thành thế “rồng chầu hổ phục”,một cái hồ hình vòng cung phía trước lăng làm yếu tố Minh đường. Qua khỏi sân chầu với hai hàng tượng đá uy nghiêm, du khách còn phải vượt qua 6 bậc sân gạch mà Bái đình ở vào vị trí cao nhất trước khi đến được Bửu thành dài 40m, rộng 31m và cao 3,5m với cánh cửa bằng đồng có khóa, bên trong lại có một vòng thành khác dài 30m, rộng 24m, cao 3,15m với một lối vào không trổ cửa, thay vào đó là bức bình phong án ngữ trước hai ngôi mộ đá được tạo dáng như hai ngôi nhà nhỏ hiền hòa nằm sóng đôi theo ước vọng “càn khôn hiệp đức” (đức hợp bởi trời đất) – đó là huyền cung của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu, hình ảnh biểu trưng của sự thủy chung son sắt.

 Bửu thành lăng Gia Long – Ảnh: Duệ Ngô (nguồn vnphotohue.com)

Bửu thành lăng Gia Long – Ảnh: Duệ Ngô (nguồn vnphotohue.com)

 Mộ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu – Ảnh: nguồn sachxua.net

Mộ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu – Ảnh: nguồn sachxua.net

Bên phải lăng là điện Minh Thành, nơi đặt khám thờ thần vị vua Gia Long và hoàng hậu Thừa Thiên, tại đây cũng trưng bày một số kỷ vật của nhà vua trong những ngày còn chinh chiến. Bên trái lăng là Bi đình với bia Thánh Đức Thần Công bằng đá cẩm thạch xám cao gần 3m, rộng hơn 1m do vua Minh Mạng lập ngày Bính Thìn tháng Bảy năm Canh Thìn (1820), ghi lại tiểu sử và công đức vua cha. Đối diện lăng bên kia hồ còn có hai trụ hoa biểu sừng sửng vươn cao giữa trời.

 Cổng vào tẩm điện vừa được trùng tu – Ảnh: nguồn sotaydulich.com

Cổng vào tẩm điện vừa được trùng tu – Ảnh: nguồn sotaydulich.com

Ngoài Thiên Thụ lăng, nơi đây còn có lăng Quang Hưng của Hiếu Triết hoàng thái hậu (vợ thứ hai của chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần), lăng Trường Phong của Hiếu Nghĩa hoàng hậu (vợ của chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn, mẹ của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu), lăng Thoại Thánh của Hiếu Khang hoàng hậu (vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Luân, mẹ vua Gia Long), lăng Hoàng Cô của thái trưởng công chúa Long Thành (chị ruột vua Gia Long); đáng lưu ý nhất là lăng của Thuận Thiên Cao hoàng hậu (thứ phi vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng) được đưa về an táng trên ngọn núi Thuận Sơn bên phải điện Minh Thành năm 1846 – ngọn núi này về sau vua Minh Mạng đổi thành Thiên Thụ Hữu để lăng được mang tên Thiên Thụ Hữu lăng.

Bản đồ cổ về quần thể lăng Gia Long – Ảnh: nguồn tuyettran.de 

Bản đồ cổ về quần thể lăng Gia Long – Ảnh: nguồn tuyettran.de

Thăm lăng vua Gia Long vào lúc chiều đang dần xuống, khi những tia nắng còn sót lại yếu ớt chiếu qua kẽ lá hoặc lấp lánh gợn sóng trên hồ, du khách mới cảm nhận được sự tinh tế của người xưa khi gắn những công trình vào với thiên nhiên, tạo thành một bức tranh kỳ ảo, vừa hoành tráng vừa lắng đọng…

Mai Kim Thành     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành