Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

HƯNG YÊN


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Lễ hội

15/07/2011

LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ


Hàng năm đáo lệ, cứ vào ngày 10 – 12 tháng Hai âm lịch, người dân các xã Bình Minh, Mễ Sở, Dạ Trạch thuộc huyện Khoái Châu tưng bừng tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử thu hút khá đông khách thập phương tập trung về hai ngôi đền Đa Hòa và Dạ Trạch dự hội, để tưởng nhớ mối lương duyên kỳ ngộ giữa nàng công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo đánh cá Chử Đồng Tử mà trong tín ngưỡng dân gian Việt cổ, được tôn vào hàng “tứ bất tử”.

Kiệu Chử Đồng Tử – Ảnh: nguồn cand.com.vn

TẠI ĐỀN ĐA HÒA

Từ sáng sớm ngày 10 tháng Hai, từng dòng người với cờ phướn và màu sắc sặc sỡ di chuyển trên con đê xanh, nổi bật giữa bầu trời đang ửng nắng tạo nên một chuyển động vui mắt và cũng đầy ấn tượng, đó là đoàn kiệu của 8 xã xuất phát từ nhiều ngả theo đê sông Hồng hướng về đền Đa Hòa. Các đoàn rước này mỗi khi gặp nhau đều có nghi thức chào đón thật trọng thị.

Ảnh: nguồn blog.chaobuoisang.net

Khi tới điểm qui ước, đoàn rước của xã Đa Hòa sẽ ra nghênh đón và các đoàn sẽ nhập thành một đoàn rước lớn theo thứ tự: Hoàng Trạch, Đồng Quê, Bằng Nha, Phú Thị, Phúc Trạch, Thiết Trụ, Nhạn Tháp, Đa Hòa và Mễ Sở cùng nhau tiến về đền Đa Hòa cử hành nghi lễ.

Ảnh: nguồn vietbao.vn

Trong niềm hân hoan chào đón của khách trẩy hội, các đoàn rước của 9 xã tuần tự tiến vào đền, an vị các thánh tích tại ban thờ tôn thần, trong lúc đó các ban kiệu và các đồ rước được tập kết tại nơi qui định. Tiếp đến các đoàn rước và khách hành hương tập trung tại sân đại tế để làm lễ khai hội.

Ảnh: nguồn cuocsongviet.com.vn

Khi lễ khai hội và dâng hương vừa kết thúc cũng là lúc diễn ra các trò vui, trò chơi dân gian kéo dài cả ngày lẫn đêm trong suốt ba ngày, mở ra một không gian lễ hội hào hứng và sinh động…

TẠI ĐỀN DẠ TRẠCH

Sáng ngày 10 tháng Hai, đoàn rước nước của xã Dạ Trạch và bốn xã bạn gồm  Hàm Tử, Yên Phú, Đông Tảo và Tứ Doanh xuất phát từ đền Dạ Trạch tiến về phía sông Hồng cử hành nghi thức lấy nước.

Ảnh: nguồn bachhop146.violet.vn

Trong tiếng trống hội dồn dập, đoàn rước được mở đường với hai con rồng vàng dài trên 20m được điều khiển bởi 30 trai tráng khỏe mạnh thay nhau nâng cao phần thân bằng những chiếc gậy tạo nên những động tác uốn lượn nhịp nhàng, tiếp đến là các bà, các cô tay nâng cao cờ hội trong bộ trang phục đủ màu rực rỡ, các đội trống chiêng, ngựa hồng, ngựa bạch, lỗ bộ, gươm trường bát bửu, phường đồng văn, đội múa sinh tiền, đội múa nón, con đĩ đánh bồng, ban nhạc lễ, kiệu rước chóe đựng nước, kiệu rước gậy có nón úp trên đầu gậy (biểu tượng tượng trưng uy linh của thánh Chử), kiệu đức thánh Chử Đồng Tử, hai kiệu rước nhị vị phu nhân của đức thánh, kiệu rước “Bế Quan Thần Quân” (tượng cá chép), đan xen vào đội hình còn có các đội tế, các bô lão trong trang phục lễ hội truyền thống hộ giá kiệu, các tàn, tán, lộng che kiệu…

Kiệu “chiếc nón và cây gậy” của Chử Đồng Tử

Ảnh: Vũ Tiến Đức (Tuổi Trẻ Online)

Kiệu nước do 2 cụ cao niên uy tín và 8 thanh nữ phụ trách thể hiện sự long trọng của nghi thức rước nước – Ảnh: Vũ Tiến Đức (Tuổi Trẻ Online)

Khi ra đến sông Hồng, đoàn rước sẽ lên những con thuyền chờ sẵn. Đoàn thuyền của 5 xã thuộc huyện Khoái Châu sẽ xuôi dòng sông Hồng chờ nhập chung với đoàn thuyền của xã Mai Động (tỉnh Hưng Yên) và hai xã Khai Thái, Tự Nhiên của thành phố Hà Nội (Hà Tây cũ) làm thành một đội hình lớn diễu hành khá ngoạn mục trên sông Hồng. Khi chiếc thuyền chở chóe nước dừng lại thì các thuyền khác bẻ lái quây tụ thành vòng tròn quanh thuyền kiệu, vị chủ lễ dùng gáo múc nước đổ vào trong chóe, rồi đoàn thuyền lại quay vào bờ, đoàn rước lại trở về đền để kịp giờ khai hội vào khoảng 11g30.

Đoàn rước nước trên sông – Ảnh: nguồn baohungyen.vn

Về tới đền Dạ Trạch, riêng kiệu rước nước sẽ được đưa vào an vị trong đền, các kiệu rước thánh khác sẽ an vị tại sân đền. Sau khi ổn định đội hình và đón các vị đại biểu, đoàn múa rồng sẽ tiến qua cầu Tiên vào cửa đền để bái lạy các thánh, tiếp đến các đoàn múa sinh tiền, múa nón sẽ biểu diễn trên cầu chào đón lễ khai hội.

Tiếng trống rộn rã là thanh âm tươi vui của vùng thôn dã trong ngày lễ hội

Ảnh: Vũ Tiến Đức (Tuổi Trẻ Online)

Tiếp nối lễ khai hội là các hoạt động vui chơi, múa hát, tranh tài được tổ chức ngay tại khu vực đền trong suốt ba ngày hội, tạo nên một không khí lễ hội tưng bừng, hấp dẫn người phó hội…

Mai Kim Thành         

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành