Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

LAI CHÂU


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tổng quan

14/11/2010

TỈNH LAI CHÂU


Nguyên Lai Châu xưa được đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân tộc Thái. Các vị tù trưởng này đều quy phục các triều đình phong kiến Việt Nam nên Lai Châu vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa. Ngày 5-6-1893, Toàn quyền Đông Dương bằng một nghị định đã thành lập Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai và châu Phong Thổ trực thuộc tỉnh Vạn Bú từ ngày 10-10-1895. Năm 1904, tỉnh Vạn Bú đổi tên thành Sơn La, do vậy Lai Châu lại thuộc tỉnh Sơn La.

 Non nước Lai Châu

Non nước Lai Châu – Ảnh: nguồn tonthat-tonnu.blogspot.com

Ngày 28-6-1909, Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định thành lập tỉnh Lai Châu, trên cơ sở các châu Lai, châu Quỳnh Nhai và châu Điện Biên tách ra từ tỉnh Sơn La, đặt tỉnh lỵ tại thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên). Đến ngày 16-1-1915, tỉnh Lai Châu đã bị thay thế bằng Đạo Quan binh 4 Lai Châu dưới sự cai quản của các nhà quân sự.

Năm 1948, Lai Châu thuộc Khu tự trị Thái trong Liên bang Đông Dương và đến năm 1950 thì gộp vào Hoàng triều Cương thổ của Quốc trưởng Bảo Đại. Trong thời kỳ từ 1953 - 1955 khi Việt Minh tiếp quản thì tỉnh Lai Châu thuộc Khu Tây Bắc, tách khỏi Liên khu Việt Bắc. Ngày 29-4-1955, tỉnh Lai Châu giải thể và 6 châu Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo thuộc tỉnh Lai Châu cũ trực thuộc khu tự trị Thái Mèo. Ngày 18-10-1955 châu Tủa Chùa đã được thành lập gồm 8 xã tách ra từ châu Mường Lay.

Thác Tác Tình  

Thác Tác Tình (Bình Lư - Tam Đường) – Ảnh: nguồn dulichgo.blogspot.com

Ngày 27-10-1962, Khu tự trị Thái Mèo được đổi thành Khu tự trị Tây Bắc, lúc này tỉnh Lai Châu cũng được tái lập gồm 7 huyện Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Đến cuối năm 1975, đã giải thể cấp Khu tự trị.

Năm 1979, Quân đội Trung Quốc đã tràn qua đánh chiếm tỉnh lỵ Lai Châu, phá hủy nhiều cơ sở vật chất trước khi rút quân về bên kia biên giới. Do địa hình thị xã không thể mở rộng, đặc biệt sau trận quét lịch sử năm 1990, đã làm sụt lở mất từ 20 - 30% diện tích các khu đất quần cư, Hội đồng Bộ trưởng bằng quyết định số 130/HĐBT ngày 18-4-1992 đã quyết định thành lập thị xã Điện Biên Phủ và di chuyển tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu về thị xã Điện Biên Phủ.

 Ruộng bậc thang Lai Châu

Ruộng bậc thang Lai Châu – Ảnh: nguồn laichau.gov.vn

Tháng 11/2003, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra nghị quyết chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh Lai Châu mới là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc, phía Bắc giáp nước CHND Trung Hoa, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên 9.065.123km² với dân số vào thời điểm tách tỉnh là 313.511 người. Tại đây có 17 dân tộc cùng chung sống, điển hình như Kinh, Thái, H’Mông, Dao, Giáy… Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa và truyền thống riêng rất đặc thù…

Về mặt hành chánh, tỉnh Lai Châu gồm thành phố Lai Châu (được thành lập theo Nghị định số 176/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ; đến ngày 1-2-2013, Bộ Xây dựng đã công nhận thị xã Lai Châu là đô thị loại ba trực thuộc tỉnh Lai Châu gồm các huyện Phong Thổ, Tam Đường, Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên, Tân Uyên (tách ra từ huyện Than Uyên năm 2008), Nậm Nhùn (thành lập tháng 11/2012 trên cơ sở một phần của huyện Mường Tè cũ và huyện Sìn Hồ cũ). Thị xã Lai Châu được quy hoạch rộng 70,83km², là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lai Châu, có mặt Tây giáp huyện Sìn Hồ, ba mặt Bắc, Đông, Nam đều giáp huyện Tam Đường. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 131/NQ-CP thành lập thành phố Lai Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Lai Châu.

 TX Lai Châu đang vươn mình

Thành phố Lai Châu đang vươn mình mạnh mẽ – Ảnh: T. Tuyền (sgtt.vn)

Tỉnh Lai Châu có nhiều thắng cảnh và địa danh lịch sử, nhiều điểm du lịch tiêu biểu như đỉnh Fansipan, dãy Pu-sam-cáp, cao nguyên Sỉn Hồ, động Tiên, suối nước nóng Vàng Bỏ (Phong Thổ), Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường), bản người Mông Pú Đao, dinh thự Đèo Văn Long, di chỉ khảo cổ học Nậm Phé, Nậm Tun…

Giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu chủ yếu là đường bộ, có quốc lộ 4D nối thị trấn Sa Pa (Lào Cai), quốc lộ 12 chạy qua nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc qua cửa khẩu Ma Lu Thàng. Cự ly đường bộ từ thành phố Lai Châu đi: Hà Nội (402km qua Lào Cai) – Sa Pa (69km) – TP. Điện Biên Phủ (181km)…

Mã vùng điện thoại: 0213

Mai Kim Thành (Tổng hợp)     

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành