Loading 0%
Home
 TÌM NHANH DỊCH VỤ Khách sạn cao cấp Khách sạn - Nhà nghỉ bình dân Nhà hàng - Quán ăn Bar - Quán giải khát Chợ - Siêu thị - Hàng lưu niệm Nhà sách Cho thuê xe du lịch Vận chuyển nội thị - Taxi Vận chuyển liên tỉnh Cho thuê xe tự lái Cho thuê xe gắn máy Minilab Tắm hơi, xoa bóp Cắt, uốn tóc

Vietnam


VIỆT NAM

LÂM ĐỒNG (ĐÀ LẠT)


Tiêu điểm

ĐÔNG NAM Á-CẢM NHẬN SỰ ẤM ÁP

Trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch ASEAN 2012 (ATF 2012) tổ chức tại thủ phủ Manado, tỉnh Bắc Sulawesi (Indonesia) từ ngày 08 đến 15 tháng 01 năm 2012, đã diễn ra các hoạt động đáng chú ý như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác, Hội chợ Du lịch Travex…

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015, tăng cường kết nối ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch ASEAN, đặc biệt Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2012 - 2015 đồng thời công bố khẩu hiệu xây dựng thương hiệu mới cho ngành du lịch ASEAN: “Đông Nam Á - Cảm nhận sự ấm áp”"Southeast Asia - Feel The Warmth".


» Giới thiệu » Tham quan » Điểm đến khác

10/10/2010

CHỢ ĐÀ LẠT HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN


Không rõ chợ Đà Lạt đã có từ lúc nào, nhưng cho đến khi Hébrard hoàn thành đồ án quy hoạch thị xã Đà Lạt vào năm 1923 thì người ta cũng được biết đến một ngôi chợ ở vị trí ấp Ánh Sáng ngày nay. Năm 1929, khi dân số Đà Lạt đã lên đến 2.000, công sứ Chassaing đã cho dời ngôi chợ này về khu vực mà ngày nay gọi là khu Hòa Bình. Hồi ấy chợ được dựng bằng ván gỗ lợp mái tôn nên còn được gọi là “chợ cây”.

aChợ Đà Lạt về đêm -- Ảnh: MPK

Từ 1935 - 1937, công sứ Lucien Auger đã cho xây dựng một khu chợ mới bằng gạch khang trang hơn trên nền chợ cũ, và đã giao cho hãng S.I.D.E.C thiết kế thi công. Ngôi chợ mới với kiến trúc giản dị nhưng khá độc đáo đã một thời là niềm tự hào của người dân Đà Lạt.

AHoa tại hợ Đà Lạt -- Ảnh: Mai Kim Thành

Hiệp định Genève năm 1954 đã làm cho dân số Đà Lạt tăng vọt lên trên 50.000 người, lúc này ngôi chợ đã quá tải, lại bị một đầm xà lách cùng rác rưởi bên cạnh làm ô uế cảnh quan, Thị trưởng bấy giờ là Trần Văn Phước đã quyết định xây dựng ngay tại vị trí đầm rác một ngôi chợ lầu đầu tiên của Việt Nam. Ngôi chợ này đã được kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức và các kỹ sư Việt Nam thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiếu đảm trách phần thi công – công trình khởi công từ năm 1958 đến năm 1960 mới hoàn thành. Khi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ ở Pháp về, ông được mời tham gia chỉnh trang ngôi chợ mới và đã thiết kế chiếc cầu thang nối tầng 2 chợ với khu Hòa Bình, cũng như hệ thống đường xá, nhà phố chung quanh chợ. Cùng thời gian này chính quyền cũng đã nhờ hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Lâm Du Tốt thiết kế cải tạo ngôi chợ cũ thành rạp hát Hòa Bình (nay là Rạp 3 - 4) với các quầy hàng thương mại dịch vụ chung quanh như hiện nay.

Đến với chợ Đà Lạt hôm nay, du khách có thể hài lòng với các mặt hàng thật phong phú, các quầy hàng ăn uống sạch sẽ vệ sinh và giá cả ổn định.

Mai Kim Thành

(Bâng khuâng Đà Lạt – NXB Đà Nẵng 2001)

Dòng thời sự

 1 2 3 4

Bài mới

 1 2 3 4

Bài đọc nhiều

 1 2 3 4

Danh mục nội dung

TÌM NHANH DỊCH VỤ

TIN NÓNG KHUYẾN MÃI

Góc thư giãn


 

Trang chủ Liên hệ Đầu trang
Share to Google Share to Facebook Share to Twitter Share to MySpace Stumble It Share to Reddit Share to Delicious Share to Eamil More...

Copyright © 2010 by Mai Kim Thành